Số lần ghé thăm

28/12/11

2012!

Đừng đuổi theo thời gian,
Thời gian nhanh hơn mình,
Nhưng…
Một khi đã bám được,
Tất cả thành dĩ vãng,
Thời gian thật kỳ lạ.

Chúc tất cả các bạn, bạn học, bạn đọc, các đồng nghiệp một năm nhiều may mắn, sức khỏe và nụ cười.

18/12/11

MERRY CHRISTMAS

Sắp đến ngày 24/12- Ngày Lễ Giáng sinh...Thảo nào mà đường phố nhộn nhịp đông vui hơn mọi ngày...

11/12/11

Khiêu vũ cổ điển: Vũ điệu thích hợp cho mọi lứa tuổi

Sáng hôm nay thứ bảy, thời tiết lạnh nhưng tại 1 gian phòng nhỏ ấm cúng tiện nghi ở tầng 1 Khách sạn Daewoo tại 360 Kim Mã, vẫn diễn ra buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ VIP các nữ doanh nhân do Hãng Mỹ phẩm Hàn quốc OHUI đứng ra tổ chức 1 tháng 1 lần. Tuần trước cũng tại gian phòng này là buổi sinh hoạt của lớp học Yoga, còn đây là lớp học Khiêu vũ cổ điển...

4/12/11

Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông ở VN

Theo định nghĩa trong từ điển Wikipedia tiếng Việt thì “Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, ...”

29/11/11

Chữa bệnh bằng diện chẩn

Dược sỹ cao cấp Gwen Olsen với 15 năm trong nghề, bà từng làm việc tại các tập đoàn dược đứng đầu thế giới về sản xuất thuốc tây như Johnson & Johnson, Syntex Labs, Bristol-Myers Squibb, Abbott Laboratories, Forest Laboratories. Bà xin từ chức từ năm 2000, và kể từ lúc đó bà luôn có các phát biểu mạnh mẽ chống lại các công ty dược, mà theo ý kiến ​​của bà họ đã không sản xuất thuốc vì lợi ích của bệnh nhân mà chỉ vì lợi nhuận của chính họ. Năm 2007 bà được trao giải thưởng „Nhân đạo” vì những cống hiến của mình. Dưới đây là dịch tạm bài phát biểu của bà trên trang youtube

27/11/11

Luật trọng tài thương mại

Hội thảo do Hội luật gia VN tổ chức dưới sự tài trợ của Viện KAS tại VN (Konrad Adenaued Stiftung)nhân sự kiện quốc hội thông qua Luật trọng tài thương mại mới này (29/6/2010).
Mặc dù cơ chế giải quyết bằng trọng tài rất thịnh hành ở trên thế giới, song chắc còn lâu cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở VN mới có thể trở thành 1 thiết chế tài phán tư phù hợp với thông lệ của quốc tế ...

23/11/11

Cuộc sống và công việc

Ảnh chụp từ chuyến đi công tác xuống mỏ than Uông Thượng (thành phố Uông bí) và đợt tập huấn cho các luật sư do liên đoàn luật sư Vn tổ chức...

14/11/11

Sự tồn tại của thế giới song song

Có hay không có 1 thế giới song song với thế giới mà chúng ta đang sống?
Trong cuộc đời hành nghề luật sư của mình không hiểu từ khi nào ở mình đôi lúc xảy ra hiện tượng linh cảm, như là có giác quan thứ 6 ngoài 5 giác quan tạo hóa ban cho con người. Ví dụ khi tiếp xúc 1 vài bị cáo mình có thể biết họ nói thật hay nói dối (tất nhiên 1 vài sự việc); hay có 1 vài vụ án tự nhiên mình lại hỏi về những chi tiết của sự thật khách quan mà chỉ có người trong cuộc mới biết; hoặc 1 hồ sơ mới chỉ đọc qua mình đã phán đoán được kết quả như thế nào (thắng kiện hay thua kiện)... Giới luật sư gọi đó là linh cảm nghề nghiệp mà không phải ai, lúc nào cũng có…

5/11/11

Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11)

Nhân ngày Cách mạng Tháng Mười Nga chúc các bạn học ở Nga một ngày kỷ niệm 1 sự kiện khó quên dẫu đã hơn 3 thập kỷ trôi qua.

30/10/11

Miền đất của huyền thoại Sơn tinh-Thủy tinh ( Vĩnh Phúc)

Thứ bảy vừa qua mình chu du 1 chuyến du lịch sinh thái ở Vĩnh Phúc do khách hàng đang nhờ mình giúp đỡ trong 4 vụ kiện đặc biệt mà mình cũng vất vả từ đầu năm đến giờ đang đi vào giai đoạn ác liệt mời ...

25/10/11

Đặc sản món trám đen

Trong chuyến đi lên Bắc Kạn tham gia vụ án hình sự xử ông vua Tày mình đã được thưởng thức món trám đen muối rim với thịt lợn ngon đến nỗi mình đã ra chợ mua 2kg về ăn dần. Người ta nói từ quả trám đen có thể chế biến nhiều món ăn rất ngon như: trám đen kho cá, nhồi thịt băm mộc nhĩ nấm hương, kho với thịt ba chỉ,hoặc rim thịt nạc, xôi trám đen... .

20/10/11

“ГОВОРИТ МОСКВА, МОСКОВСКОЕ ВРЕМЯ...”

Những mẩu chuyện vui, buồn thời đại học
Tuy không thích nghĩ nhiều về quá khứ có thể vì nhiều chuyện buồn hơn vui...nhưng cũng muốn chia sẻ 1 ít kỷ niệm thời đại học ở nước Nga xa xôi...

15/10/11

Năm mốt mùa khoai sọ

Thường là cánh đàn ông ghét ngày SN chứ không như cánh phụ nữ muốn ngày nào cũng là ngày SN:-)

Thế mới có thơ như sau...

7/10/11

Có một huyền thoại có thật...

Hay huyền thoại về Con đường Hồ Chí Minh trên biển
Câu chuyện mình kể hôm nay là câu chuyện về một con đường có tên như thế. Một thời gian rất dài từ ngày xưa hoàn toàn câm lặng (ừ thì nhiệm vụ đặc biệt phải bí mật mà), đến hôm nay vẫn còn câm lặng dẫu chiến tranh đã chấm dứt gần 4 thập kỷ rồi, ngay cả mình nếu không có việc tại Hòn Dáu thì cũng chẳng biết (mà ai nói mà biết, lịch sử thì chẳng ai dạy). Và rất có thể, những sự thật về con đường huyền thoại này rồi chắc sẽ mãi mãi chìm sâu vào phẳng lì của biển, phẳng lì của thời gian, chìm sâu vào câm lặng đến vĩnh hằng…

6/10/11

Bản chất Nhà nước và Hiến pháp VN

Ai cũng biết vấn đề Nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất rất mấu chốt thuộc phạm trù khoa học xã hội. Lịch sử hình thành Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, được phản ánh hay thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa các quan niệm khác nhau về Nhà nước, trong các nhận thức khác nhau về vai trò và ý nghĩa của Nhà nước. Hiện nay hầu hết mọi cuộc tranh luận chính trị, mọi sự bất đồng ý kiến, mọi chính kiến đều xoay quanh khái niệm Nhà nước...

5/10/11

Tinh thần thể dục...

Ý tưởng thành lập đội bóng đá nữ LHS77-78 là rất hay (có thể lấy tên là "Đội bóng chân dài") và đã thành sự thực...

4/10/11

Nghệ thuật trang trí món ăn

Hôm nay Văn phòng luật sư Hoàng Long của mình tiếp 1 người khách hàng bay từ nước Nhật xa xôi đến để tiếp tục 1 công việc mà đã theo đuổi từ 6 năm nay...

2/10/11

Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ trở về với cát bụi... nhưng, Họ thì đã về với cát bụi!

Câu chuyện liên quan đến vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở khu vực Katyn – nơi mà vợ chồng tổng thống đương nhiệm cùng hơn 90 người, các lãnh đạo cao cấp nhất của Balan bị tử nạn. Nghe nói mục đích chuyến viếng thăm nấm mồ tập thể này của vợ chồng tổng thống BL cũng nằm trong kế hoạch tranh cử …

1/10/11

Cuộc hành trình thăm lại chiến trường xưa


Nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2011) và chuẩn bị hướng tới dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đoàn luật sư Hà Nội, Hội Cựu chiến binh, Hội luật gia, Đoàn Thanh niên của Đoàn luật sư TP. Hà Nội đã tổ chức chuyến du lịch đến Quảng Trị, nơi có Nghĩa trang Quốc gia lớn nhất nước –nơi an nghỉ vĩnh hằng của những chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho hòa bình hôm nay…mang tên "Hành trình di sản Miền Trung"...

29/9/11

Cuộc hành hương lên xứ Lạng- vùng đất linh thiêng với những dấu ấn của văn hóa tâm linh

“Đồng Đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em...”

27/9/11

Nạn tham nhũng

Tham nhũng là quốc nạn của mọi quốc gia trên thế giới không phải của riêng 1 nước nào. Chừng nào còn nhà nước chừng đó tham nhũng vẫn còn tồn tại...

25/9/11

ĐI ĐÂU CŨNG NHỚ VỀ HÀ NỘI

Trong chuyến đi công tác Uông bí luân nhớ về Hà nội, nhớ cố đô ngàn năm văn hiến. Người xưa có câu : " Chẳng thơm cũng thể hoa lài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

21/9/11

Tài phán hành chính -biện pháp hữu hiệu mở rộng dân chủ

Cũng như các nước VN cũng có tài phán hành chính bắt đầu xuất hiện từ năm 1996 khi Nhà nước ban hành Luật tổ chức tòa án hành chính và Pháp lệnh về tố tụng hành chính . Đây là một vấn đề rất lớn gắn liền với công cuộc đổi mới, với cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách hệ thống tư pháp, nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, từng bước để hướng tới 1 ngày mai tươi đẹp hơn.

20/9/11

Du lịch sinh thái núi Ba Vì–Vùng đất linh thiêng và lịch sử

Trước Đại lễ hội 1000 năm Thăng Long-HN, ra đường đâu đâu cũng đông nghịt người từ các mọi miền Tổ quốc đổ về xem lễ hội 1 nghìn năm mới có 1 lần , nghe nói các hãng hàng không cháy vé về HN. Âý thế mà mới tang tảng sáng hội lớp 10 Trường PTCN Đống Đa của mình đã tụ tập ở bến đỗ xe Ngọc Khánh gần KS Daewoo để làm cuộc hành trình du lịch lên 1 vùng núi non được coi là phong thủy linh thiêng bậc nhất VN mà chỉ cách trung tâm HN nhõn 1 tiếng đi ô tô.

19/9/11

Chiến lược phát triển nghề luật sư VN từ 2011 đến 2020

Gần 1 năm trước ở khách sạn La Thành –HN có 1 cuộc tọa đàm do Bộ tư pháp tổ chức được giới luật sư và đông đảo các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực luật sư quan tâm đó là tọa đàm về 2 nội dung quan trọng: góp ý kiến trước khi ban hành dự thảo Thông tư mới hướng dẫn chi tiết Luật luật sư để thay thế cho Thông tư hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập không phù hợp với yêu cầu của thực tế hành nghề luật sư VN và góp ý kiến về Chiến lược phát triển nghề luật sư giai đoạn 2011 đến 2020 để Chính phủ phê duyệt.

16/9/11

Đầm Long-Ba Vì- HN

Nhân dịp tham dự 1 cuộc hội thảo về Luật tố tụng hành chính tổ chức tại Khu du lịch nghỉ dưỡng Đầm Long chỉ cách trung tâm thủ đô hn 70 ki lô mét (khoảng 2 tiếng đi xe ô tô) nay xin giới thiệu qua ảnh cho mọi người xem....

15/9/11

Phong tục cổ truyền VN: Lễ nhập trạch

Bất cứ người VN nào khi làm nhà đều phải biết ít nhất 3 nghi lễ cực kỳ quan trọng đó là: Động thổ, Cất nóc và Nhập trạch.
Nhớ ngày hôm trước mình đi Đồ Sơn để thực hiện 1 nghi lễ quan trọng cho ngôi biệt thự ở gần bờ biển chỉ cách hòn đảo mang cái tên cụt lủn " Dáu" vẻn vẹn 1 ki lô mét đường chim bay- đó là Lễ nhập trạch (trách có nghĩa là nhà, ngày xưa hay sử dụng cụm từ thuế thổ trạch chính là thuế nhà đất). Sau đây là những quy định cổ truyền phải tuân thủ mà mình học mót được.


14/9/11

Đặc sản Hà thành

Món bánh cuốn nóng
Món này thì chẳng thể gọi là đặc sản được và đối với nhiều người thì chẳng có gì là cao lương mỹ vị.Nhưng đối với mình thì lại là 1 trong những món ăn ưa thích, mình biết có nhiều người HN gốc rất mê món ăn bình dân này, thậm chí món ăn dân dã này cũng đã theo chân những người VN phiêu bạt nơi đất khách quê người, tạo nên một món ăn đặc biệt của những người VN xa quê-hình như tiếng Anh là Rolled rice pancake.

13/9/11

Tranh chấp bất động sản - vấn đề xã hội nóng bỏng ở Vn

Câu chuyện bắt đầu vào 1 ngày giáp Tết cty mình nhận được 1 bức thư gửi qua email từ 1 người Việt Kiều định cư ở 1 thành phố nhỏ mang cái tên rất lạ chưa bao giờ nghe ở Đức. Trong thư nhờ mình tư vấn 1 trường hợp cũng không còn lạ lẫm trong thời buổi kinh tế thị trường và khi đất đai đã trở thành tài sản có giá càng ngày càng tăng với mức độ chóng mặt nhất là khi VN trở thành điểm đến đầu tư của người nước ngoài cả con đường chính thức và không chính thức.
 

11/9/11

Đặc sản thịt thú rừng

Lần lên Bắc Kạn đợt này là lần công tác ngắn nhất ..làm việc vẻn vẹn 1 buổi sáng tại Tòa án thị xã Bắc Kạn, công việc không có gì nhiều -chỉ xem lại bút ký phiên tòa rồi làm đơn đề nghị tòa án sử dụng băng ghi âm để phản ánh mọi diễn biến phiên tòa vào biên bản...Xong việc là mình đi chợ rồi rời thị xã Bắc Kạn...mảnh đất ít người nhiều ma...cùng về xuôi có cả ông vua Tày về Thái Nguyên...Trên đường núi vòng vèo đoạn sang địa phận tỉnh Thái Nguyên đoàn ghé vào 1 quán ăn chuyên thịt thú rừng ..
 

10/9/11

Đi tìm miếu thờ Sầm Nghi Đống

Mở đề: Nhớ ngày kỷ niệm 30 năm ngày Trung Quốc vô cớ xâm đánh nước ta-ngày 17/2/1979. Thời điểm đó lứa LHS 77-78 đang ở nước ngoài, nên chúng ta không ai được tận mắt chứng kiến những cảnh đau thương tang tóc của chiến tranh ở phía Bắc của Tổ quốc, khi ở Miền Nam những vết thương chiến tranh thời chống Mỹ vẫn còn đang rỉ máu, chưa kịp hàn kín miệng...

9/9/11

Ôn lại lịch sử và sự kiện Hà Nội –Mùa đông năm 1946

Lịch sử Chợ Âm phủ-hay Chợ 19/12
Hôm trước nhân có việc lên tòa án HN trời se lạnh, lại có mưa rơi như khí hậu gần Tết. Tự dưng như dưng mình cảm thấy có tiếng người gọi lao xao đâu đó…nghe nói quanh đây rất nhiều giai thoại về 1 thế giới tâm linh…Chợt nhớ mình đang đỗ xe ở con phố 19/12 –và cũng chợt nhận ra đấy chính là cái Chợ Âm phủ mà mình hay vào …Nhưng từ đầu năm nay thì chợ đã chuyển đi …đâu không biết. Nơi đây biến thành con phố nối 2 phố chính của HN- là phố Hai Bà Trưng và phố Lý Thường Kiệt-mình rất hay đi lại qua đây vì tòa án HN là nơi làm việc chủ yếu của mình. Đặc biệt đoạn giữa con phố ngắn này có 1 ban thờ rất cổ kính nghe nói tồn tại từ rất lâu…nằm ẩn dưới 1 gốc cây to rễ cây xù xì…Người ta bảo đó là 1 nấm mồ tập thể …dưới đấy rất nhiều người chết không biết tung tích …nhưng có chung 1 điểm là họ chết cùng 1 ngày-ngày 19/12.

8/9/11

Trại hè Phú Quốc-Những kỷ niệm đi cùng năm tháng

Cuối cùng thì chuyến đi Trại hè tại đảo Phú Quốc-1 hòn đảo còn rất hoang sơ, 1 huyện đảo nằm ở tỉnh Kiên Giang xa xôi, của những cựu lưu học sinh 77-78 đã trở thành hiện thực. Vì những hoạt động chủ yếu của Trại hè rất chi là..." điên rồ" so với những công dân có tuổi đáng kính thế hệ U 50 như là: thi đấu bóng đá nam -nữ, thi các trò chơi kéo co, các đôi nam nữ đấu lưng nhau để chạy thi, dùng răng nhặt kẹo ở dưới đất, thi chạy bằng đôi chân ở trong bao tải, thi áo tắm Nữ hoàng du lịch, thi hát các bài dân ca bằng tiếng các nước, thi nhảy đầm non-stop suốt đêm....Thế mà giờ đây đã trở thành hiện thực.

7/9/11

Nghề luật sư ở Việt Nam: hiện tại, tương lai

Nghề luật sư ở Việt Nam: hiện tại, tương lai
Trong chuyên mục pháp lý Hồng Vân (khoa Tóan MGU) có hỏi mình 1 câu “nghề luật sư VN so với các nước trong khu vực Đông Nam Á” (ý muốn hỏi là hơn hay kém). Vấn đề Vân quan tâm mình trả lời tại đây cho đúng chủ đề:
Thực ra rất khó trả lời một cách cụ thể câu hỏi này vì mọi sự so sánh chỉ là tương đối, mình cố gắng trình bày 1 cách dễ hiểu từ cách suy nghĩ của bản thân.

6/9/11

Sông ở Hà Nội: Làm gì để tất cả các sông đều chảy...

Chuyến đi Trại hè Phú Quốc lịch sử đã làm mình tạm xa Hà nội 1 thời gian, tuy không dài nhưng đúng là mấy ngày cuối mình chỉ muốn về, một phần là cảm giác nhớ Hà nội luôn thường trực trong mình, một phần luôn bị áp lực bởi các cú điện thoại của Cty gọi vào thông báo các việc cần có sự quyết định của mình hoặc điện thoại của khách hàng làm cho mình sốt cả ruột bởi các câu hỏi lúc nào cũng như lúc nào “ bao giờ thì chị về”. Đúng là làm cái nghề luật sư chẳng khác gì người vác tù và hàng tổng cho thiên hạ..!

5/9/11

Thư giãn: Đi câu cá hồ

Vào những ngày cuối tuần, văn phòng mình hay kéo nhau đi liên hoan. Đó cũng là 1 cách xả stress vì con người ai cũng phải chịu áp lực ít nhiều, giới luật sư càng phải chịu nhiều hơn (vì là 1 trong những nghề nhạy cảm). Bàn nhau mãi chọn nơi nào để liên hoan, chợt có 1 người nói: "Thưa chị, lâu quá chị không đi câu cá. Hay đi ăn cá...". Ờ lâu rồi không đi câu, mấy năm nay ở Hà nội có thú đi câu cá-đây cũng là một hoạt động thư giãn, xả stress rất tốt, cũng là dịp giao lưu, gặp gỡ nhau để ôn nghèo kể khổ, chia sẻ niềm vui ...Lại chợt nhớ ở Phú Quốc, hội đi câu của mình ra đến biển khơi mà không câu được con nào ra hồn.

4/9/11

Số mệnh con người: Có hay không ?

Thật bàng hoàng khi nhận được cú điện thoại báo tin là ông La mất rồi (giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - khách hàng của cty và cũng là chỗ thân quen) thảo nào tối gọi cho Chi (vợ) thì không thể gọi được. Sáng thứ ba tuần sau viếng...không ngờ hôm 2 vợ chồng ông La mời vợ chồng mình ăn cơm lại là lần cuối gặp nhau (15/6/2011)... Cầu trời cho linh hồn ông ta được yên nghỉ.

Chủ đề này đề cập đến 1 vấn đề trước đây người ta thường né tránh, bởi vì có bàn tán cũng không lý giải được, thậm chí có khi lại còn bị phê phán là …mê tín dị đoan. Đó là về số phận của con người. Từ xa xưa cho đến ngày hôm nay, thậm chí có thể là mãi mãi về sau, con người luôn trăn trở câu hỏi: Có phải mỗi người đều có số phận riêng và số phân đó do trời định đoạt sẵn cho từng người không ? Có ngày tốt ngày xấu không?

2/9/11

Tản mạn nhân ngày khai trường

Hãy dạy cho con kỹ năng sống
Các cụ có câu "Chó giống cha, gà giống mẹ" (theo mình hiểu ý nói sinh con trai thì giống cha, sinh con gái thì giống mẹ). Nhưng con gái mình giống mình nên học lực cũng làng nhàng nên cho lấy chồng sớm vì tuổi dần (cầm tinh con hổ) ai cũng bảo cao số. Còn con trai mình thì ...giống cha, được cái tài ...ăn nói, đầu óc năng động các khoản về bóng đá các loại cúp, ăn món gì, ở đâu .....là nhanh :) 

Cuộc du lịch sinh thái đến đảo Cát Bà -Hồng công của VN

Tiếp theo Hòn Dấu, ngày hôm nay theo lời mời của 1 người bạn mình đến thăm ngôi biệt thự mẫu dự định sẽ được xây dựng tại đảo Cát Bà -nơi đang có 1 dự án đình đám không kém gì dự án khu du lịch quốc tế Hòn Dấu mà như nhiều chuyên gia du lịch dự đoán -sau khi xây dựng xong sẽ coi như Hồng công của VN và là 1 thành phố địa đàng của thế giới :-) Đảo Cát Bà thì mình không lạ gì vì cũng đi nghỉ mát ở đó 1 đôi lần , cảnh quan môi trường sinh thái với rừng nguyên sinh, hang động , vùng nước biển với những bãi tắm còn hoang sơ quả là nơi thần tiên ...dưng mà chưa được đầu tư nên hệ thống dịch vụ chưa phát triển, nên dự án Venus Cát Bà của Tập đoàn đầu tư quốc tế Giico chắc chắn sẽ biến nơi đây thành nơi nghỉ dưỡng vô cùng tuyệt vời ....Tại sao các cụ chỉ nói "ta về ta tắm ao ta" mà không nói "ta về ta tắm...biển ta " nhỉ ;-)

1/9/11

Cuộc du lịch sinh thái đến Đảo Hòn Dáu và lễ hội chọi trâu

Chuyến công du đến Đồ Sơn (Hải phòng) để ký hợp đồng tiến hành xây dựng biệt thự tại Hon Dau Resort đồng thời làm việc với Công ty CP Du lịch Hòn Dáu về hợp đồng dịch vụ pháp lý thuê luật sư tư vấn.
Đảo Hòn Dấu ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP. Hải phòng.
- Nguồn gốc hình hành Đảo Hòn Dấu: Theo sách địa lý ghi chép rằng: Xa xưa trong những cuộc vận động của thềm lục địa, một phần dãy núi đã tách khỏi bán đảo Đồ Sơn trôi dần ra phía biển, trụ lại thành 1 hòn đảo cách bán đảo Đồ Sơn khoảng 1 km, trở thành cửa ngõ của Hải Phòng. Trong con mắt người xưa, non sông luôn mang hình tượng, đảo Hòn Dấu có chín con rồng chầu về viên ngọc. Nhìn từ trên cao xuống, Hòn Dấu với Đồ Sơn như một dấu chấm than khoét vào lòng biển cả mênh mông, thế đất cũng tựa như đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc. Do đó gọi ten là Hòn Dấu (có khi gọi là Hòn Dáu). Theo dự án đã được phê duyệt thì toàn bộ đảo Hòn Dấu khoảng 9ha nằm trong dự án khu du lịch sinh thái và là khu A, còn bán đảo Đồ Sơn là khu B
Trên đảo có nhiều hạng mục công trình quan trọng: kho dầu hỏa, nhà làm việc, nhà ở cán bộ, chiến sĩ, nhà ăn, cột báo hiệu, nhà triều ký, nhà hoa tiêu, trạm nghỉ ngơi dành cho khách du lịch. Quanh đảo có bãi đá cuội rất đẹp với nhiều hình thù mầu sắc rất huyền ảo nhưng nghe nói ai mà lấy thì trước sau cũng phải lọ mọ mang ra tận nơi để trả lại cho đảo. Cả nước ta có 76 ngọn Hải đăng.
- Đền thờ Nam Hải Thần Vương: Thủ tục đầu tiên khi cả hội bước lên đảo là vào thắp hương tại 1 ngôi đền nghe nói rất linh thiêng ở đây-đền thờ Nam Hải Thần Vương.Từ nơi đỗ thuyền là 1 con đường xi măng (cây cầu thì đúng hơn) dẫn du khách đến tận cổng đền chỉ cách 20m tức là đền ở ngay cạnh bến tàu.
Mình thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp linh thiêng của ngôi đền được tôn lên nhờ bãi sỏi uốn lượn như muôn ngàn nốt nhạc vô thanh thả xuống rì rào sóng biển. Mình đã được nghe sư thầy trong đền kể về truyền thuyết đền như sau:
Từ thời xa xưa vào thời nhà Trần, sau một trận thủy chiến đánh tan giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, người dân trên đảo thấy một tử thi cụt đầu trôi vào đảo. Nhìn quần áo của tử thi nhận biết là tướng nhà Trần tử trận, nhưng không biết danh tính (vì cụt đầu). người dân nơi đây vớt thi hài lên đảo dự định sẽ làm lễ mai tang nhưng hôm sau ra thì không thấy thi hài đâu chỉ thấy mối xông lên cao như 1 cái gò ở chỗ thi hài nắm. Nên người dân đã lập 1 cái miếu để thờ vị tướng vô danh đã hy sinh vì đất nước. Lúc đầu miếu hoang tàn lạnh lẽo hương khói vì vô danh chỉ có những người đi biển trước khi ra khơi làm lễ bái và thường gặp may mắn, ai quên không lế bái thì ra đi không trở về hoặc thường là không gặp may mắn. Tương truyền đến thời Chúa Trịnh Doanh (khoảng năm 1754) 1 hôm đến đây câu cá câu cả ngày mà không được con nào, ngẩng lên thấy cái miếu đứng chơ vơ sát bờ nước nên khấn nếu câu được cá thò sẽ tạ ơn. Qủa nhiên câu 1 lúc được rất nhiều con cá, thấy miếu linh thiêng nên Chúa phong là Lão Đại Thần Vương. Từ đó càng ngày càng có nhiều người đến lễ bái vì đã có tên hiệu. 100 năm sau 1 lần vua Tự Đức ra thăm đảo thấy miếu linh thiêng giúp đỡ nhiều người đi biển được an toàn nên phong là Nam Hải Thần Đại Vương và xây dựng thành đền rất to. Từ đấy ngôi đền càng linh thiêng, nghe nói nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị Ngài phạt, phải đem trả lại mới yên nếu không sẽ bị tai họa, khốn khó, không yên ổn. Chính vì thế đảo Hòn Dáu cho đến nay vẫn giữ nét hoang sơ huyền bí.
Mình thấy ba mình bảo cũng có mấy truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc ngôi đền linh thiêng này. Một là: người ta nói vị tướng thờ trong đền chính là Trần Khánh Dư, 1 dũng tướng thời Trần, do bị thua trận nên bị thất sủng và nhà vua bắt đày ra đảo Hòn Dáu. Vị tướng này sáng sáng lên núi lượm củi đốt thành than đem ra chợ bán, chiều chiều luyện tập tác chiến. Dân gian còn truyền miệng câu thơ :
" Một gánh càn khôn (ý nói trời đất) quẩy xuống ngàn.
Hỏi rằng : "gì đấy", gửi rằng: "than"...
Về sau quả nhiên là đánh thắng giặc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. (Khi quân Nguyên -Mông kéo quân đánh nước ta lần thứ hai, Trần Khánh Dư được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phong Đại tướng cầm quân trấn thủ ở Vân Đồn chặn đường rút của giặc. Còn đạo quân đi bằng con đường thủy cũng bị Trần Khánh Dư đánh tan và cướp hết lương thực buộc các cánh quân đi bằng đường bộ phải tự động rút lui. Vì nhớ công đức của vị tướng này, nhân dân ở vùng lập miếu thờ ông. Cũng có truyền thuyết rằng (Nam Hải Thần Vương-thần ở biển Nam)thứ hai là thời rất xa xưa có 1 con cá voi cụt đầu bị chết trôi dạt vào đảo, nhân dân vớt xác cá voi đem chôn và lập miếu thờ đặt tên là (Nam Hải Thần Vương-thần ở biển Nam), thực ra chính là con cá voi vì người đi biển rất quý trọng cá voi do cá voi hay cứu giúp những người đi biển mỗi khi gặp khó khăn.
Hiện nay du khách đi thăm quan Hải phòng, bên cạnh vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn không thể không ra tham quan đảo Hòn Dáu- 1 địa danh du lịch với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hiếm có trên thế giới. Mình cũng theo chân mọi người thắp hương cầu khần trong và ngoài đền. Thấy ông Tổng giám đốc thì thầm” đền này thiêng lắm, cầu gì cũng được, nên tranh thủ”. Nên mình lại lầm rầm nói những điều ước (nhưng không kể ra đâu các bạn đi mà đoán nhé).Sau mới được biết là trừ cầu... duyên. Cạnh đền chính có 1 vài miếu nhỏ mình cũng tranh thủ đến thắp hương khấn vái .Mình phát hiện ở các miếu đền đều có hình tượng con trăn (mà hình như là con ...rồng thì phải).
Điều mình thích là ở đây tuy có người đến lễ bái nhưng mật độ rất thưa thới không đông như kiến cỏ qua những lễ hội mà mình đã đi, chắc là đường sá xa xôi diệu vợi nên ít người đến đây hành lễ mặc dù đền rất linh thiêng. Mà có thể chỉ linh thiêng đối với những người đi biển nên cũng chỉ có những loại người này lui tới. Đó cũng chính là lý do làm cho hòn đảo xinh đẹp này vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ. Thế mới biết ở đây có con người thì ở đó môi trường bị tàn phá. Mình sẽ phải tư vấn cho ông Tổng giám đốc lập quy chế bảo vệ cảnh quan môi trường thật chặt chẽ với những chế tài thật nặng đánh vào kinh tế (như Singapore cấm hút thuốc chẳng hạn).
- Tham quan rừng nguyên sinh trên đảo: Ra khỏi đền bọn mình làm 1 vòng du lịch xung quanh đảo. Đường lên đỉnh đảo men theo 1 con đường nhỏ, len lỏi giữa rừng đa nguyên sinh thuần nhất.
Các bạn nhìn những cây cổ thụ chắc hàng nghìn tuổi, vì có những bộ rễ to như thân cây mới. Những cái rễ này rủ xuống đất, cắm vào đất mẹ lại thành 1 cái cây mẹ. Điều này là khá đặc biệt vì nguyên lý thực vật là từ hạt nảy mầm thành cây chứ không phát triển từ rễ. Nghe ông Tổng giám đốc bảo sẽ thuê 1 diễn viên nhào lộn mặc khố vỏ cây, đóng giả là chàng Tác giăng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách bám rễ cây đánh đu lăng mình chứ không đi bộ. Mình cũng thử di chuyển bằng rễ cây nhưng quả là không thể vì bắp tay yếu quá. Nói thế thôi chứ đang đi 1 mình trong rừng nguyên sinh mà có 1 bóng người như vượn lao vút qua thì ối người lăn quay ra vỡ tim vì ...sợ.
Đi dưới mái vòm lợp bằng lớp lớp tán cây cổ thụ, dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông xuống như tơ liễu, cảm giác vô cùng thơ mộng, thú vị. Rừng ở đây còn vẹn nguyên cả ba tầng thực vật, cơ man những gốc cây cổ thụ to lớn, điểm xuyết những cây thân thảo, thân bò, thân leo gieo vào lòng du khách cảm giác hoang vu.
Nghe ông Tổng giám đốc nói thuở trước trên đảo rất nhiều khỉ, chúng ồn ào trên những cây và bày đủ trò để true ghẹo lính đảo và du khách. Nhưng còn có cả ...rắn nữa.Từ khi nghe vậy mình mất cả hứng vì sợ rắn quá nên cứ phải nhìn lầm lũi xuống lớp lá mục dày 50cm ở dưới chân. Điều thú vị là có nhiều con thú giả được đặt rải rác trong núi trông xa cứ như là...thật, nhưng kể cũng hãi, nhất là khi chiều xuống.Từ con đường ngoằn nghèo (như con trăn biển) thực chất là những bậc đá dẫn lên nơi cao nhất của đình đảo để đến 1 quần thể kiến trúc hiện đại bao gồm 1 dinh thự to chủ yếu trong dấy trưng bày mọi cái liên quan đến hải đăng và cạnh đó là Ngọn Hải Đăng có tên Hòn Dáu (tên địa danh)- 1 trong những công trình kỳ vĩ tâm điểm nhất của khu du lịch.
-        Ngọn Hải đăng Hòn Dáu: . Cả nước ta có 76 ngọn Hải đăng. Đây là ngọn hải đăng đầu tiên của VN. Lịch sử của ngọn hải đăng này là do người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1892 - 1896. Tháng 6-1898 đèn chính thức hoạt động. Tháp cao năm tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65m so với chân tháp. Ban đầu tháp đèn được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch màu xanh hình khối với các hoa văn rất đẹp.Do chiến tranh tàn phá, qua nhiều lần sửa chữa, đèn gần như được xây dựng lại hoàn toàn. Hiện nay vẫn còn sót lại một số phiến đá xanh của ngọn đèn cũ thì dùng làm bệ trưng bầy các hiện vật về chiến tranh (thủy lôi và quả bom).
-        Cây đèn biển đã trên trăm tuổi, được mệnh danh là "mắt ngọc" của Tổ quốc. Cao như một tháp pháo đài cổ vút lên giữa đảo, trên cùng là ngọn hải đăng chiếu xa tới 24 hải lý (khoảng 40km). Những con tàu trên biển xa khi bắt được ánh sáng hải đăng Hòn Dấu là sắp trở về bến đậu. Lối lên đỉnh tháp theo hình xoáy trôn ốc với 125 bậc gỗ. Đứng trên đỉnh cao hàng chục mét đón cơn gió căng tràn sức sống của biển sẽ thấy đất trời vô cùng. Đứng từ trên lầu vọng gió, nhìn về bán đảo Đồ Sơn thấy vô cùng xinh đẹp và rất gần.
Nhìn từ trên cao xuống thấy khuôn viên của quần thể dưới đất sao mà đẹp và nên thơ quá. Từ đây phóng tầm mắt ra biển mình nhìn thấy phao số 0 mới biết tại sao những “thuyền nhân” hay chọn nơi đây là điểm vượt biên đi đến những “miền đất hứa” trong thời kỳ trước đây vì khoảng cách rất gần. Tuy nhiên mặc dù ngắn nhưng biển ở đây luôn động không yên nên cũng có nhiều người đã mất tích không trở về và cũng không bao giờ đến được miền đất mơ ước nữa. Ngày nay thì không còn cảnh vượt biên như trước kia nữa vì tự do cư trú là quyền của công dân mà, kể cả lựa chọn quốc tịch.
Đặc biệt là trước sân của dinh thự là trưng bày 1 quả thủy lôi và 1 quả bom –những kỷ vật của thời chiến tranh.
Người lính biên phòng trên đảo cho hay trong những năm giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, đèn hải đăng cũng là mục tiêu ném bom của máy bay địch. Mỗi khi máy bay địch xuất hiện, hải đăng Hòn Dấu vụt tắt, nhưng khi chúng bay đi, đèn lại tỏa sáng.Mình tranh thủ chụp ảnh cạnh các kỷ vật chiến tranh đặc biệt này mà lòng không khỏi nhớ về 1 thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước đầy hào hùng của dân tộc, tiếng bác Hồ như còn văng vằng bên tai với lời hiệu triệu cả nước lên đường ” …giặc Mỹ muốn biến nước ta thành thời kỳ đồ đá. Hà nội, Hải phòng và 1 số thành phố lớn có thể bị ném bom tàn phá...). Tại phòng truyền thống mình để ý thấy 1 tấm biển treo trang trọng với hàng chữ trên nền đỏ như máu " Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn thắp sáng". Mình đã nhìn thấy cái hầm trú ẩn bị trúng bom ở mé sân của tòa nhà và thấu hiểu hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của những người lính đảo Hòn Dáu bám đảo giữ ngọn đèn Hải đăng cho tàu thuyền qua lại trên vùng biển. Sự cần thiết của ngọn hải đăng cũng giống như sự cần thiết phải có đèn xanh đèn đỏ ở ngã tư trong phố, nếu không thì sẽ không tránh khỏi giao thông tắc nghẽn. Còn nếu không có ngọn hải đăng trên biển thì tác hại sẽ kinh khủng hơn rất nhiều.
Trưa về hội của mình được ông Tổng giám đốc chiêu đãi cơm trưa: có hai món đặc sản Hải phòng là canh cá khoai nấu chua và bạch tuộc luộc uống với rượu ma kích (nghe lạ quá nhỉ). Nhìn thì kinh nhưng ăn thì ngon quá, mà mực của nó ra tay thì như mực tầu chịu không thể chùi sạch thảo nào các cụ nói "tay đã trót nhúng chàm.."ý là không thể sửa được lỗi lầm nên cố gắng đừng để mắc sai lầm, làm điều không đúng với đạo lý.
Đôi điều rút ra từ chuyến tham quan này:
Kể từ sau khi được xem những hình ảnh chiến tranh trong phòng truyền thống của đảo, không hiểu sao mình chẳng muốn nói cười nữa, cứ lầm lũi đi cho đến khi ra ca nô về Đồ Sơn. Hình như có tâm sự: Nơi đây cũng chứng kiến hàng đoàn tàu không số âm thầm lặng lẽ vận tải hàng hóa, vũ khí tiếp tế cho miền Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh. Vừa leo núi vừa nghe ông Tổng giám đốc –cũng là 1 chiến sĩ trong đoàn tàu không số, kể về những cuộc ra đi không ngày trở về của những người lính sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh cho đất Mẹ Việt Nam.
Nghe nói là còn khoảng 700 người lính đã phục vụ trên tàu không số nhưng có điều làm trái tim mình nhói đau khi nghe nói có rất nhiều người hy sinh nhưng không được truy tặng liệt sĩ và nhiều người chiến binh với những thương tật do chiến tranh nhưng không được hưởng bất kỳ chế độ nào. Chỉ vì 1 điều đơn giản: họ đã chấp nhận là lính không số phục vụ trên tàu không số. Theo quy định của Pháp lệnh người có công với cách mạng, thủ tục để được truy tặng liệt sĩ, hoặc được hưởng chế độ rất phức tạp phải cần có ít nhất 2 người cùng thời xác nhận về chức vụ, công việc, hoàn cảnh hy sinh hay bị thương. Lại nhớ lại bài thơ “Lính mà em” một thời rất thịnh hành. Chẳng nhẽ phải bùi ngùi chấp nhận lý do “chiến tranh mà” mà không có biện pháp nào ư!. Quả đau lòng quá.
Đối với Văn phòng luật sư cuả mình có quy định: tư vấn miễn phí và bào chữa miễn phí cho các đối tượng là thương bệnh binh, gia đình chính sách, người tham gia kháng chiến, có công với cách mạng. Mặc dù theo quy định thì những người này phải đến phường xác nhận hoàn cảnh nhưng thường là mình bỏ qua cho họ thủ tục giấy tờ đó. Tuy chỉ là sự giúp đỡ nhỏ bé nhưng phần nào làm vợi bớt những thiệt thòi, mất mát của những người đã có công với Tổ quốc, với dân tộc VN.

Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm bề
Mùng 9 tháng 8 thì về chọi trâu"
Hội chọi trâu Đồ sơn đã có 1 thời tưởng đã mai một (cũng như Hội pháo Đồng Kỵ và nhiều lễ hội truyền thống khác của dân tộc Việt vì nhiều lý do khách quan). Rất mừng là mấy năm gần đây Hội chọi trâu đã lấy lại được khí thế hào hùng của 1 lễ hội không chỉ đơn thuần là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển Hải Phòng.
Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc lễ hội này nên mình không giới thiệu chỉ biết rằng theo thần học thời kỳ sơ khai, hoang vu, con người bất lực trước thiên nhiên, họ chỉ biết cầu xin thần linh phù hộ nên lễ hội này chắc chắn bắt nguồn từ 1 truyền thuyết nào có gắn đến con... trâu.... Nên người dân tổ chức chọi trâu và hội chọi trâu bắt nguồn từ đó. Chỉ có điều khác với các lễ hội khác, trong lễ hội chọi trâu thì cả con chiến thắng lẫn con chiến bại đều trở thành vật tế thần .
Trâu chọi không phải là trâu cày, là những con trâu khỏe mạnh với những đặc điểm: "...ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhót, lưng tôm bà, sừng cánh cung...", độ tuổi từ 7 -8 năm tuổi.
Việc tập luyện để trở thành trâu chọi quả là quá tốn kém và công phu như: trâu được tẩm bổ đủ sức lực, tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Để chiến đấu trâu còn phải có vũ khí đó là cặp sừng. Tùy từng trường hợp, có thể vót sừng nhọn hoặc múi khế. Ngoài ra còn phải tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyên náo, mầu sắc rực rỡ trong hội. Trước khi vào vòng chung kết, vòng loại thường được tổ chức vào ngày 8-6 âm lịch, trâu được vào vòng trong sẽ tiếp tục được luyện tập với cường độ cao hơn, học những ngón đòn hiểm hơn nữa.
Lễ hội chọi trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Thật ngạc nhiên khi người ta không gọi là con trâu mà gọi Ông trâu và làm lễ rước các "Ông trâu" ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.
Điệu múa cờ khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt. Với màn múa cờ, những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi.
Bắt đầu vào phần chọi trâu: Mình chưa xem đấu bò tót (à trong phim Hollywood thì có) nhưng có lẽ chắc cũng chẳng ấn tượng hơn chọi trâu.
-Tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc - nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, cách nhau chừng 20 m.
- Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau. Thường thì các chú trâu đâm phập vào nhau, một tiếng động khô khốc của sọ trâu, sừng trâu va chạm. Cú đánh này có tên là miếng "hổ lao". Sau miếng hổ lao có khi làm nổ mắt, long sừng, vỡ sọ, hai đấu thủ hăng tiết choãi chân lấy tấn, cổ đẩy lùi hoặc lật ngửa đối phương bằng cặp sừng khóa chặt vào nhau. Nhiều cặp trâu vào trận cứ ung dung, cứ nhởn nhơ gặm cỏ, hít hít, nghênh nghênh, người am hiểu biết rằng đây là lúc trâu đang thăm dò nhau để tìm ra ngón đòn quyết định. Sau một cú "cáng" hoặc "càm", khi con trâu thua trận bỏ chạy, đó là lúc trọng tài xác định thắng thua.
- Người có trâu thắng phải thực hiện "thu trâu" rất nguy hiểm vì con trâu thắng đang hăng máu ...
Theo danh sách mua vội lúc vào cửa thì vòng đấu loại 2009 có 32 "Ông trâu" của 7 phường tại quận Đồ Sơn vào chung kết, chia thành 16 cặp đấu loại trực tiếp. Mình chỉ xem 8 trận "kháp đấu" quyết liệt rồi phải quày quả ra Hòn Dấu nghiệm thu công trình rồi về Hải phòng trụ sở Công ty xây dựng để thảo luận hợp đồng. Đây không phải là vòng chung kêt nên chỉ có những con bại trânj bị xả thịt, những con thắng sẽ được sống tiếp cho đến tháng 9. Sau trận đấu loại vào chính hội, dù thắng hay thua, trâu chọi đều được xẻ thịt để lễ tạ Thành Hoàng. Thịt trâu chọi còn được đem bán, người mua với ý nghĩa lấy lộc cho cả năm.
Vài lời kết: Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển. Nhưng có lẽ ý nghĩa hơn cả, lễ hội chọi trâu Đồ sơn mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển. Nhưng nhìn quanh sân vận động hình như không có bóng người nước ngoài nào. Nếu phát triển thì Hội chọi trâu Đồ sơn nhất định sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho một vùng duyên hải và thu ngân sách.












Những tật xấu của người VN và giải pháp khắc phục

Người ta thường ví von: “Không có người phụ nữ xấu mà chỉ có những người phụ nữ không biết làm đẹp”. Tại sao không áp dụng câu này để nói: Không có dân tộc nào xấu mà chỉ là người dân của dân tộc đó không biết phát huy các phẩm chất tốt. Việc phát huy phẩm chất tốt (hay tính tốt) đồng nghĩa với việc thủ tiêu diệt trừ các thói hư tật xấu. Mỗi dân tộc đều có những tính cách riêng, chính cái riêng đó góp phần tạo nên bản sắc dân tộc. Những thói hư tật xấu không thuộc về tính cách của một dân tộc mà chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài của những con người cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể và làm mất đi tính thiện căn của con người”nhân chi sơ, tính bản thiện”. Trong tương lai loài người sẽ phát triển đến một giai đoạn lịch sử khi quốc gia mất đi nhưng dân tộc vẫn tồn tại mãi mãi. Người Việt Nam chúng ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng bên cạnh đó chúng ta có nhiều cái xấu, cái chưa được mà chưa được sàng lọc loại bỏ trong quá trình phát triển, thậm chí có cả những thói xấu thời phong kiến rơi rớt lại (ví dụ tư tưởng trọng nam hơn nữ), cũng một phần do điều kiện đất nước bị lâm vào các cuộc chiến tranh liên miên kéo dài. Những thói hư tật xấu của người VN đã tồn tại qua nhiều thời gian nhất là dưới thời kỳ bao cấp, quan liêu, lạc hậu ngày càng trầm trọng phát triển thành những thói quen, đã làm cho 1 bộ phận của thế giới biết đến người VN chỉ qua các thói hư tật xấu này, nghiêm trọng hơn là bị kẻ thù của dân tộc lợi dụng để xuyên tạc nhằm lật đổ chế độ, phục vụ cho các âm mưu chính trị, diễn biến hòa bình, làm băng hoại khối đoàn kết toàn dân. Đã đến lúc chúng ta không chỉ nói về những phẩm chất tốt đẹp, bảo thủ nguyên tắc “không vạch áo để người xem lưng”, “đẹp đẽ phô ra xấu xa đậy lại”. Đã đến lúc chúng ta phải đi tìm câu trả lời: “ Vì sao bước sang thiên niên kỷ mới mà VN vẫn còn nghèo”, “ Tại sao có người cho là nước ta đã và đang phát triển mạnh nhưng vẫn đi sau các nước phương Tây hàng trăm năm”, ‘ Vì sao mở cửa mà trình độ dân trí của người dân VN vẫn còn nhiều hạn chế”, “Vì sao nhiều luật của chúng ta không đi vào cuộc sống”…. Đây là lúc cần phải dũng cảm dẹp lòng tự ái sang 1 bên, “vạch áo của chúng ta” để nhận diện các nết xấu, các hủ tục của chính mình từ đó tìm giải pháp loại bỏ để tiến đến mục đích: Tạo nên một nước VN hùng mạnh trong đó có những công dân hoàn hảo sống có lý tưởng với những nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có vừa tiếp thu học hỏi những tinh hoa của nhân loại. Nhìn ra thế giới bên ngoài chúng ta biết có những nước đi trước chúng ta và đã thành công bằng các cuộc cải cách để tự làm mình tốt lên qua các tác phẩm “Người Trung quốc xấu xí”, “Người Nhật xấu xí”. Gần đây VN chúng ta cũng đã có diễn đàn “Người Việt-phẩm chất và thói hư -tật xấu” theo cách của các nước Nhật và TQ và đã được đông đảo người dân hoan nghênh.
Có câu nói nổi tiếng của nhà văn Nga Sêkhốp đại ý:" Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào".
Bệnh… sĩ
Từ 1 câu chuyện có thật…thời sinh viên
Thành phố Baku-thủ đô nước Cộng hòa Azerbaidzan (thuộc Liên xô cũ) một buổi sáng chủ nhật. Bầu trời trong xanh không một bóng mây và cũng không lộng gió như mọi hôm. Thỉnh thoảng 1 chiếc xe ô tô lao vút trên đường phố không bằng phẳng –đặc trưng của thành phố ven bờ biển Caxpien váng đầy dầu. Đây cũng là thành phố nước ngoài đầu tiên mình đặt chân để học thêm 1 năm dự bị tiếng Nga trong khi phần lớn các bạn cùng lứa đã trở thành sinh viên thực sự. Thật là chán vì mãi không lên được năm thứ ...nhất. Còn chán hơn là phải được nghe qua về tình hình đặc điểm của "miền đất hứa" này. Thời đó nghe ai có con đi Tây du học thì cha mẹ nào chả hãnh diện. Nhưng nghe nói dân bản xứ thì chỉ sùng bái mấy ông da đen vì tiêu tiền ngoại tệ và mặc đồ hàng hiệu. Đặc biệt là dân ở đây còn phong kiến hơn cả VN. Mình nghe kể đã có nhiều trường hợp xô xát đánh nhau vì đàn ông ngoại quốc hoặc đàn ông gốc Nga đi tán tỉnh con gái "dec" (là tiếng lóng để chỉ người Azerbaidzan). Bằng chứng là các nữ sinh viên ở ob riêng không ở chung với nam như các ký túc xá ở các nước cộng hòa của Liên xô cũ. Và thật hẩm hiu cho chàng sinh viên nào phải lòng bạn gái thì việc xin vào ob nữ để thăm bạn gái là cả 1 vấn đề. Phải trình giấy tờ tùy thân, phải có chủ nhà xuống nhận và đăng ký thời gian rời ký túc xá và để lại giấy tờ tùy thân tại bàn thường trực. Hình như giờ được thăm viếng ktx nữ chỉ đến 10 giờ đêm thì phải. Trước thời gian này là các trực nhật đi các phòng nữ có khách đã đăng ký để giục nhanh nhanh mà... về. Có nhiều đôi bịn rịn chưa nói xong câu chuyện lại phải xuống tầng 1 nơi cửa ra vào để tranh thủ nói nốt câu chuyện. Qủa là vi phạm nhân quyền...nhưng xét 1 khía cạnh nào đó cũng đúng vì nếu không kỷ luật thì làm sao mà học hành được. Đó là câu chuyện về 1 thành phố Baku nơi có nhiều sinh viên VN đã từng sống và học tập để quay về với câu chuyện -một sự thật mà không phải bao giờ cũng là điều dễ nói.
Một tốp người cười nói xôn xao đi ra từ khu ký túc xá của Trường Hóa-Dầu Baku nằm một góc trên con phố mang tên “ Улица 26 Бакинских Коммисаров" Tức là "Phố 26 Chính ủy Baku”. Trong khu này có tòa nhà cao 15-16 tầng có thang máy là Ký túc xá của trường Hóa Dầu, cạnh đó có 1 nhà 5 tầng –là ob của các nam sinh viên nước ngoài đến đây học khoa dự bị (tiếng Nga) thuộc Trường Hóa-Dầu. Ngoài ra còn 1 ob dành cho nữ nằm cách xa vài trăm mét cạnh đó là tòa nhà 4 tầng vừa là Khoa dự bị ngoại ngữ (ở tầng 1) vừa là nơi học cho các sinh viên nước ngoài. Tốp sinh viên vừa bước ra cổng ký túc xá vừa đi bộ trên vỉa hè lúc lên cao lúc xuống thấp-uốn lượn như..ruộng bậc thang ở VN. Thỉnh thoảng có 1 tốp vài ba cô gái bản xứ-tóc đen, mắt to, nhìn kỹ còn có ..ria mép mờ mờ ở khóe miệng (con gái Azerbajzan), cũng có 1 số là người Nga với mái tóc máu sáng và đôi mắt màu xanh đi ngược lại. Ai cũng tò mò quay nhìn lại tốp sinh viên nọ bởi họ vừa đi vừa nói chuyện râm ran thỉnh thoảng lại cười phá lên rất chi là hồn nhiên. Nhìn thật kỹ thì thấy tốp người này có đặc điểm: màu da vàng (chính xác là màu da sáng mai mái); dáng vóc ai cũng gầy, nhỏ; mái tóc đen, mượt để dài phủ xuống che vầng trán rộng; dưới tóc là những cặp mắt đen láy (nhìn đã thấy họ là những người thông minh), áo sơ mi thả ngoài dài và cái quần loe (nhìn đã thấy là tự cắt may). Chắc tốp người này mới đến đây nhập học khoảng được 1 tháng (vì kiểu đi thành bầy). Chứ nếu là sinh viên trường Hóa –Dầu thì thường là họ đi lẻ từng người-và đi rất nhanh, mặc dù vẫn mặc quần loe (vẫn tự cắt may) nhưng ai cũng bước nhanh thoăn thoắt chứ không đi đứng lề mề và cũng không nói chuyện ầm ĩ như trên phố không có ai ngoài ta. Ai tò mò đi theo tốp sinh viên ngoại quốc này thì thấy họ đi băng qua 1 công viên để đến 1 cửa hàng bán đủ các loại thực phẩm và thịt tươi sống. Lúc đó trong cửa hàng cũng có vài người khách là người Nga, người dec và cả người ngoại quốc (cũng từ khu ký túc xá cạnh đó). Nhưng họ chỉ dừng chân ở các quầy bán thịt chủ yếu thịt bò chứ hầu như không có ai ghé đến quầy bán cá. Thi thoảng có 1 vài bà nội trợ người bản xứ béo ục ịch, đi những đôi ủng to thô kệch, đế thấp thì có đến quầy bán cá nhưng chỉ ngó qua rồi... bỏ đi. Cả tốp dè dặt dạo quanh 1 vòng ngó xem các quầy bán thịt bò, thịt lợn, thịt gà. Đứng bên cạnh các quầy này là những người đàn ông bản xứ (vì ai cũng có bộ ria mép đen nhánh, có người còn vuốt cho vểnh lên), trên đầu đội mũ trắng cao, quanh bụng quấn tạp dề trắng, tay cầm 1 cái búa đặt trên cái thớt to. Khác với người bán hàng ở quầy cá, hầu như những người bán hàng ở quầy bán thịt đều có chung 1 thái độ thể hiện hiếu khách: miệng cười đon đả, luôn miệng chào mời mua hàng. Cuối cùng cả tốp dừng chân ở quầy bán cá. Một người trông có vẻ nhanh nhẹn nhất và nói tiếng Nga cũng thạo nhất (chắc là được cử làm đại diện) tiến đến hỏi mua …3 ki lô gam cá kin ki (một loại cá dầu bé chỉ bằng nửa ngón tay út, rất rẻ hình như người bản xứ mua để cho... chó ăn thì phải!? Mà cũng chưa bao giờ thấy có ai mua). Người bán cá xúc cá ở cái thùng to cạnh đo đưa lên bàn cân rồi chóng vánh trút vào 1 cái túi giấy to trao cho khách hàng. Người đại diện cả nhóm hỏi khẽ chỉ đủ cho người bán hàng nghe thấy:
- "Сколько это стоит?" Tức là “Bao nhiêu tiền? Người bán hàng buông thõng 1 câu: “60 копеек” Tức là “60 xu”. Tiền tệ lưu hành thời đó là rúp 1 rúp ăn 100 cô pếch(khoảng 6rub=1$ Mỹ). Hình như người mua đã biết giá vì thấy thọc tay vào túi lấy ra 1 nắm xu lẻ thả vội vào tay của người bán hàng. Người bán hàng theo dõi thái độ của người mua với ánh mắt bình thường (không đon đả như mấy người bán hàng ở các quấy thịt khác). Khi cả tốp chuẩn bị rời cửa hàng, chợt người bán hàng gọi với hỏi:
- “Вы oт кудa?”. Tức là “Các anh là người nước nào?”. Một thoáng ngại ngần loáng qua ánh mắt của người đại diện, nhưng cũng rất nhanh người này trả lời:
- "Из Лaосa”. Tức là " Chúng tôi là người Lào. (Nước Lào và nước VN là hai nước láng giềng có điều kiện kinh tế, xã hội, vị trí địa lý, tự nhiên giống nhau nên ai cũng bảo là ..hai anh em). Tốp người bước ra khỏi cửa hàng quay về ký túc xá sau khi ghé vào cửa hàng cạnh đấy mua mấy cân gạo. Tiếng cười và trò chuyện râm ran xa dần xa dần.Lại còn ai đó cao hứng hát, hình như bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".
Một tiếng sau, 1 tốp người bước vào cửa hàng thực phẩm. Lúc này đang vắng khách, mấy người đàn ông bán hàng đang tán gẫu tò mò ngừng chuyện theo dõi đám người mới vào. Qủa là đám người này ..giống hệt đám người trước về trang phục, về dáng người và cách để tóc và cách nói chuyện hết sức tự nhiên. Chắc cũng là đám sinh viên nước ngoài ở ký túc xá trường Hóa –Dầu thôi.Nhưng nếu lắng nghe kỹ thì tốp người này không nói cùng ngôn ngữ với tốp người trước. Cũng giống như đám đông trước, sau khi đi 1 vòng ngắm nhìn những tảng thịt bò mầu đỏ sẫm và những tảng thịt lợn mầu tươi rói, mỉm cười lắc đầu đáp lại lời mời chào với ánh mắt đon đả của những người bán hàng. Cả tốp dừng chân ở…quầy bán cá, và 1 người bước đến gần quầy hỏi mua…3ki lô gam cá..kinki. Việc mua bán, thanh toán cũng diễn ra chóng vánh như lần trước. Lần này người đàn ông bán cá, hất đầu nháy mắt với đồng nghiệp và hỏi 1 câu trước khi xòe tay nhận mấy đồng kim loại mệnh giá 20 cô pếch:
- "Эй ты друг. Ты oткудa" ? Tức là “Này anh bạn, anh người nước nào?”. Cũng 1 thoáng bối rối và câu trả lời sau đó vài giây:
- “Из Вьетнама” Tức là “người Việt Nam”. Rồi cả lũ bước nhanh ra khỏi cửa hàng và một phút sau nghe thấy vọng lại tiếng cười ring rich và tiếng nói chuyện lao xao của đám sinh viên Lào này. Lúc đó nếu có khách đến chơi tại tầng 5 tòa nhà ob nam dự bị-nơi đó có các sinh viên Lào và sinh viên VN sống thì sẽ ngửi thấy mùi..cá kho ngào ngạt bay ra từ cái bếp công cộng nằm ở cuối hành lang-nơi đấy sẽ có những thành viên của 2 tốp sinh viên kể trên đang đứng ở cạnh 1 ô bếp, vừa săn sóc nồi cá kho vừa hồ hởi tán chuyện. Họ nói hai thứ tiếng khác nhau và phía bên này đang kể lại chuyện đánh lừa người bán hàng mà không hề biết, ở ô bếp bên cạnh người ta cũng đang kể lại câu chuyện tương tự xảy ra ở cửa hàng thực phẩm cạnh công viên.
Trên đây là chuyện có thật 100% và không phải xẩy ra 1 lần thời mình học dự bị ở Ba ku năm 1978-1979. Nếu không tin các bạn có thể hỏi bất kỳ bạn nào đã từng học khoa dự bị ở trường Hóa-Dầu, thế nào họ cũng nhớ công viên nhỏ nằm cạnh khu ký túc xá (mình nhớ các chị năm trên thường dặn nếu mặc ...váy thì phải cẩn thận giữ váy mỗi khi đi qua công viên, mà không hiểu tại sao khu vực này gió thổi mạnh hơn những chỗ khác, mà thành phố này lúc nào cũng có gió. Theo nghĩa của tiếng Azerbaidzan cổ thì Baku hình như có nghĩa là "Город betepa" tức là "Thành phố Gió" thì phải). Đi băng qua đó là đến một cửa hàng thực phẩm nơi có những người đàn ông Azerbaidzan mang bộ ria mép, đội mũ trắng và tạp dề trắng đứng ở các quầy bán hàng thịt tươi sống và cả cá kinki-1 loài cá hình như chỉ có ở vùng biển Caxpien thì phải.
Mình cũng từng là sinh viên học ở khoa dự bị của trường Hóa-Dầu BaKu và cũng đã từng ăn loại cá dầu nhỏ đó, chỉ cái là cách chế biến thì khác: Tức là không đem về cho vào nồi kho như đám con trai mà là tẩm bột rán lên chấm với nước mắm cô mang từ VN sang. Món bánh bột mì tẩm cá kinki này tuy ngon nhưng chế biến cách rách thường chỉ có vào cuối kỳ lương (tức là khoảng từ ngày 25 hàng tháng). Nhưng sau này thì ít dần và không mua nữa vì tụi mình không thể chịu được ánh mắt ghẻ lạnh của người bán cá kinki. Gía như người này thái độ vui vẻ hiếu khách như mấy người bán thịt gia cầm thì mình sẵn sàng ăn hàng ngày vì nó gợi nhớ món bánh tôm Hồ Tây-Hà Nội.

Đến những suy ngẫm về 1 tật xấu (hay 1 căn bệnh “trầm kha”) của người VN .
Nhận diện:
Nếu ai ở HN vào thời gian khoảng 1988-1989, hẳn còn nhớ đâu đâu ở thủ đô người ta cũng bàn tán về 1 vở kịch hài mới công diễn của tác giả Lưu Quang Vũ- nhà soạn kịch trẻ tuổi của VN tài hoa nhưng đoản mệnh, có tên "Bệnh sĩ". Nói là hài kịch cũng đúng vì làm gì có loại bệnh nào gọi là bệnh ...sĩ, nội dung vở hài kịch đã bóc trần lột tả 1 căn bệnh “trấm kha” của xã hội VN thời kỳ đầu của đổi mới-đó là bệnh sĩ diện. Loại bệnh này thường xuất hiện ở những nước nhược tiểu, còn nghèo đói, lạc hậu. Việc sử dụng ngôn từ “bệnh” chẳng qua chỉ muốn nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của thói xấu-hay sĩ diện đã lây lan ra toàn xã hội, trở thành 1 dịch bệnh. Tuy không biết bắt nguồn từ đâu, từ bao giờ, từ tầng lớp nào nhưng chỉ biết vào thời 1978-1979 đã có nhiều sinh viên VN bị nhiễm căn bệnh này (qua câu chuyện có thật kể ở trên) và kéo dài cho đến hiện nay.
Đi tìm nguyên nhân:
Mình xin nêu ý kiến của 1 tác giả về nguyên nhân sinh ra bệnh sĩ được lý giải như sau: Xã hội VN từ lâu lắm là những tầng lớp người sống sau lũy tre làng. Phía sau lũy tre đó lùng nhùng những mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Ở đấy có nhiều thân phận khác nhau. Điều đó tạo nên một sinh hoạt cộng đồng làng xóm và sinh ra một cái bệnh gọi là bệnh sĩ. Bệnh sĩ cũng có mặt tích cực như tạo cho người một bản lĩnh, không chịu nhục về nhân cách nhưng vì quá tự trọng, tự tôn nên đẻ ra nhiều chuyện như oái ăm. Như đọc tiểu thuyết “Việc làng” của Ngô Tất Tố có một thằng mõ tên là Mới chặt miếng đầu ra mười mấy phần. Một phần cho cụ tiên chỉ. Cụ tiên chỉ đã già, răng móm mém, nhưng cụ vẫn thích cái đầu gà vì mình là tiên chỉ, phải ăn trên ngồi trốc. Còn anh ngụ cư thì được cái chân gà nhưng vẫn nhai rất phấn khởi, ngon lành vì chỉ có những lúc như thế này anh ta mới được ngồi cùng các cụ, ăn chung một con gà. Thực tế đó đẻ ra tâm lý: "Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp" và “con gà tức nhau tiếng gáy”. Và vì muốn hơn nhau tiếng gáy mà đã đẻ ra bao thứ ứng xử phiền toái. Đám cưới, đám ma phải làm thế nào cho hơn người khác. Đến mồ mả cũng không chịu “thua chị kém em”...gây nên sự lãng phí cho xã hội. Cuộc sống nghèo khổ, lạc hậu kéo dài làm cho con người VN có khát khao cháy bỏng về sự giàu sang, vượt thoát lên cho bằng “chị bằng em”, bằng thiên hạ.
Hậu quả của bệnh sĩ:
Trong xã hội VN hiện đại bệnh sĩ không những không mất đi mà dường như có chiều hướng tăng lên, đang “tác oai tác quái” trong xã hội hiện nay. Từ căn bệnh này đã biến tướng ra bao nhiêu loại bệnh khác như: Bệnh thành tích (chính là bệnh sĩ): Học thì không được thế nhưng cứ nống kết quả lên, nhất định không chịu thua kém thiên hạ (thường thấy trong mọi lĩnh vực nhất là giáo dục). Người ta sống bằng hư danh hơn là sống bằng thực tế. Bệnh sĩ còn là “cha đẻ” của bệnh "giấu dốt", bệnh “làm láo báo cáo hay”(thường ở trong khối cơ quan nhà nước), bệnh “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại” (phổ biến ra toàn xã hội).
Người ta thường nói: ‘Nói hết, biết hết, sửa hết”. Hiện nay một bộ phận lớn người dân VN do nhiễm bệnh sĩ diện nên đã có thói quen thích phô trương, ưa được khen, sợ bị chê và cố giấu đi cái xấu. Trong gia đình, trong cơ quan đề cao lối sống “đóng cửa bảo nhau” dẫu có sai lầm thì cố mà giấu đi nên đã làm cho những việc làm xấu, trái pháp luật càng ngày càng phát triển. sống theo phương châm : “Hương án giữ mặt tiền” tức là chỉ bày ra mặt đẹp, còn mặt xấu giấu đi. Chính vì vậy đã đến lúc phải chiến thắng căn bệnh này bằng cách hãy chân thành và trung thực thể hiện những cái gì thuộc về mình, nếu quả là chưa bằng chị bằng em thì chúng ta cần phải cố gắng để đạt được. Nhưng hãy chỉ sống và tự hào với những cái gì thuộc về mình

Nhận diện những thói hư tật xấu của người VN trong dịp lễ, Tết.
Mở đầu: Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Cả- không chỉ mang ý nghĩa là Tết truyền thống của người VN đánh dấu 1 năm mới mà còn có ý nghĩa nhân bản của dân tộc VN. Đó là mở đầu của hệ thống lễ hội truyền thống của VN, trong đó các lễ hội chủ yếu trong thời gian Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp cho đến hết Rằm tháng Giêng. Thông thường sau nghỉ Tết, mọi người tuy trở lại làm việc bình thường nhưng không khí lễ hội phải đến ra Giêng mới thực sự là kết thúc Tết. Chả thế mà có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà. Trong Tết vừa qua, 1 số Văn phòng luật sư đã í ới gọi nhau cùng đi Hội Lim để nghe các "liền anh,liền chị" hát quan họ (đó cũng là 1 trong những thể loại âm nhạc mà mình thích-đúng là “cổ hủ”), Chợ Viềng để mua bán cầu may (Nam Định)-là chợ 1 năm họp có 1 lần vào đêm mùng 7 sáng mùng 8 Tết, Hội Phủ Dày ( Nam Định), Hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn-Hải phòng, Hội Chùa Hương. Đương nhiên là không thể đi hết vì cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” của lễ hội cũng làm mình chóng mặt, và từ 12/2 mình đã bắt đầu có lịch phiên tòa, nên chắc mình chỉ tổ chức cho các luật sư đi Lễ Hội Chùa Hương, có thể Hội Lim nữa.
Do đó việc đi lễ cầu phúc cầu lộc ở đền, chùa nhân dịp đầu năm là 1 thói quen tín ngưỡng chứ không chỉ đơn thuần là đi cầu tài cầu lộc bình thường. Mà Tết thì bao giờ cũng là ngày hội của toàn dân, ai cũng nghỉ để đi chơi Tết vì thế nên mới có câu “Vui như Tết”, nên tình trạng đông như Tết là điều không tránh khỏi.
+Có nhiều nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong ngày Tết cần gìn giữ và phát triển::
- Có một nét đẹp văn hóa của người VN là bất cứ ai bước chân vào chùa đều rất thành tâm. Thói quen khi đi lễ ở Chùa, ngoài lễ bái phật, thần linh, người ta còn lễ bái các vị thần khác: thần Nông, thần Mưa, thần Sấm...biểu hiện qua các hình tượng thần thoại các con vật hay các đồ vật...(vì truyền thống của người VN là nghề nông, trồng lúa nước). Do đó mới có tục lệ vào chùa không chỉ thăp hương trong chùa mà còn thắp hương xung quanh chùa. Tục tín ngưỡng này giúp cho con trẻ thêm yêu thiên nhiên hơn.
Từ ngày 23 tháng Chạp ở dọc đê về nhà mình (đầu con đường rẽ vào Đền Ghềnh) đã mọc lên mấy cái quầy đổi tiền mệnh giá 500đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ, 10.000đồng. Hình như tỷ lệ 1 ăn 7: Tức là đưa đổi 100.000 đồng chỉ được 70.000 đồng mới. Qủa là...buôn tiền kiểu này lãi thật, hơn cả kinh doanh ngân hàng hiện nay đang sống dở chết dở vì suy thoái kinh tế.
- Đóng góp công đức: Đây là nét đẹp văn hóa mang màu sắc tín ngưỡng có tính truyền thống. Người VN có truyền thống "Lá lành đùm lá rách", "Bầu ơi thương lấy bí cùng". Đền, Chùa nào cũng có Hòm công đức để du khách đóng góp, do đó ngày Tết bao giờ cũng có thủ tục đóng góp tùy tâm, người ít thì vài nghìn, vài chục nghìn, người có điều kiện thì vài trăm nghìn, vài triệu đồng thậm chí hơn. Dù ít dù nhiều cũng được nhà Chùa ghi vào Sổ công đức và phát cho 1 giấy chứng nhận công đức. Sự đóng góp của những người hảo tâm đã giúp nhà chùa có kinh phí trùng tu, tôn tạo cơ sở vật chất nhà chùa khang trang trở thành điểm du lịch phục vụ lại quần chúng, lại còn giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn (cụ thể là Chùa Bồ Đề đang nuôi dưỡng hơn 60 đứa trẻ hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ). Mình thấy đây là tấm gương chúng ta nên học tập để đóng góp (của ít lòng nhiều) gây quỹ cho bantoi ngày càng phát triển. Lần này ra Phú Quốc nhất định chúng ta phải giải quyết vấn đề tài chính cho bantoi chứ lâu nay chỉ thấy toàn hô khẩu hiệu (đó cũng là 1 căn bệnh của người VN bắt nguồn từ thói xấu-nói mà không làm, làm nhưng không đến nơi đến chốn).
+Có nhiều thói hư tật xấu trong ngày Tết cần loại bỏ, hạn chế::
Nói đến lễ hội là nói đến những lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc. Trong dịp Tết, ngoài các thủ tục lễ nghi truyền thống còn có những tục lễ trò chơi có nguồn gốc từ xa xưa (thậm chí có 1 vài phong tục tập quán đã bị mai một) như : viết sớ , gieo quẻ, bói Kiều (đoán vận mệnh qua các tích của truyện Kiều), lấy lá số tử vi. Các tục lệ như: đổi tiền cũ lấy tiền mới , mua muối đầu năm, hái lộc ở chùa... Nhưng cũng cần phải nhìn nhận những thủ tục tín ngưỡng dưới khía cạnh phê phán vì có nhiều tục lệ đã biến thành hủ tục gây hậu quả rất lớn cho xã hội: lãng phí tiền của (tục hóa vàng mã), lãng phí thời gian, bỏ bê công việc (tục chơi Tết đi lê hội triền miên), tục cúng với mâm cao cỗ đầy (lãng phí tiền bạc), mê tín,dị đoan tin vào số phận, thần thánh 1 cách mù quáng, u mê làm nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội, lừa đảo bằng các trò chơi dân gian, tín ngưỡng…Để loại bỏ những thói hư tật xấu đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan và nhất là phải nâng cao dân trí cho nhân dân. Nếu không làm được điều này thì chỉ 1 cách duy nhất là cưỡng chế bằng pháp luật. Cụ thể là nhiều năm nay Nhà nước ta ban hành luật cấm đốt pháo vì hậu quả bi thảm của việc đốt pháo vô tội vạ của 1 bộ phận thanh niên vô ý thức. Nhưng đã vô hình chung đã làm chết 1 nghi lễ không thể thiếu được của không khí Tết cổ truyền VN. Theo quan niệm truyền thống Tết phải đủ:
“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Ngày nay con trẻ của chúng ta không được nhìn thấy cây nêu và đêm giao thừa (cả đám cưới) không còn nghe râm ran tiếng pháo nổ giòn tan thỉnh thoảng xen lẫn tiếng pháo đùng và lẻ tẻ của pháo tép. Không gian yên tỉnh ta ngửi thấy mùi diêm sinh bay trong tiết trời lạnh và “tối như đêm giao thừa”. Tuy trên phố Hàng Mã bán pháo bông Trung quốc (đắt tiền) và cả pháo hoa bắn lúc giao thừa (tốn hàng tỷ đồng) cũng không thể thay thế được tràng pháo. Và trong hệ thống lễ hội của VN thì Hội pháo Đồng Kỵ năm xưa chỉ còn là hoài niệm. Không biết đến lúc nào Chính phủ mới cho phục hồi lại việc đốt pháo trong các lễ hội đây. Tất cả phụ thuộc vào chúng ta. Hãy nhận diện những thói hư tật xấu trong những dịp lễ Tết cổ truyền để tìm cách khắc phục, xử lý. Đây cũng là việc quan trọng cần làm ngay vì chúng ta cũng đã thờ ơ bỏ qua rất lâu rồi mặc dù ai cũng biết tác hại của nó.
Hôm mình đi lễ ở Đền Ghềnh và Chùa Bồ Đề thấy có 1 số phong tục, trò chơi cổ truyền như sau:
- Viết sớ : Thường là thuê người viết bằng chữ Nho để đem vào chùa khấn. Người xưa quan niệm dân muốn khấn vái để Trời, Phật độ trì ban phúc lộc không phải bằng câu nói dân dã thông thường. Mà phải nhờ thấy viết sớ bằng chữ Nho với cấu trúc đặc biệt (như Táo quân dâng Sớ cho Ngọc Hoàng vậy). Có nơi còn thuê người khấn hộ, nhưng ở đây mình chỉ thấy thuê viết sớ hộ.
Mình thấy rằng tục lệ này thì nên bỏ vì cầu khấn là tự tâm mình chứ lại còn thuê người viết hộ ý nguyện thì còn gì là thành tâm. (Cũng như yêu ai thì đến mà ngỏ lời trực tiếp đừng có nhờ ai đến nói hộ. Hay là bạn nào muốn phát biểu gì qua bantoi thì vào mà viết trực tiếp cần gì phải nhờ vả lòng vòng qua người này người nọ. Các cụ có câu “tam sao thất bản” nên cứ tự mình nói mới thể hiện đúng ý chí bản lãnh của mình ).
- Gieo quẻ (để bói quẻ hay còn gọi là bói dịch): Có nhiều hình thức gieo quẻ ví dụ như dùng đồng tiền xu hai mặt (âm-dương) để gieo; xâm (que) mục đích để thử vận may trong năm. Ở đây mình thấy gieo quẻ bằng que để trong 1 cái lọ, nếu là nữ thì bốc tay phải, nam thì tay trái. Khi bốc lên thì người bán nhìn vào số ghi ở que và phát cho 1 tờ giấy trong đó ghi các điều mà quẻ đấy nói về người đó.
Mình bốc 1 que có số 8 tương ứng là 1 tờ giấy ghi tư thân trung bình, làm ăn an nhàn bình yên lợi danh khá, gia trạch chưa yên nên cầu phúc, hôn nhân chưa thành, kiện tụng nên hòa giải, có sự nên đề phòng…Nói chung là mình chẳng tin vào bói quẻ.
- Lấy lá số tử vi: Khách nói tuổi thì được đưa 1 lá số tử vi giá 5.000đ. Tuy không tin lắm vì phải căn cứ vào giờ sinh, ngày sinh (theo âm lịch) nhưng tục lệ này vô hại.
- Tục hái lộc ở chùa mang về nhà: Người VN quan niệm nhà Chùa là nơi có nhiều lộc, nên đem 1 cái lộc nào hái ở chùa về là nhà mình sẽ có lộc). Nhưng với lượng khách vãn chùa đông đến hàng nghìn lượt 1 ngày thì cây cối trong Chùa nào mà ra kịp lộc để hái. Nên sau này người ta có sáng kiến: Nhà Chùa tự làm ra các cây vàng cây bạc (cây lộc) du khách đến mua để dâng hương lễ bái xong mang về thì cũng coi là đem lộc của Chùa về. Mình thấy thế mà hay vừa bảo vệ được môi trường vừa là vật trang trí bàn thờ gia tiên cho đẹp vì cây vàng cây bạc được làm bằng các giấy nhũ trang kim nhiều màu sắc trông cứ như …vàng bạc thật.
-Thói xa hoa, lãng phí: thể hiện ở niềm tin tín ngưỡng mong muốn người ở cõi dương thế nào thì cõi âm cũng vậy. Nên có tục lệ mua đồ đạc bằng giấy, tiên, vàng bằng giấy (gọi là hàng mã) để cúng rồi hóa vàng.
Hóa vàng mã: Phong tục VN đã cầu khấn lễ bái bao giờ cũng phải có tiền, vàng, mã thậm chí quần áo đồ dùng cho người cõi âm dùng. Sau khi lễ xong thì đốt hết (hóa) với niềm tin là nững đồ lễ này đã được gửi lên cho thần linh ông bà. Mình nhớ năm ngoái hóa vàng đêm giao thừa mình sớn sác quên đốt các xấp tiền vàng, làm “các cụ không có tiền tiêu tết”. Hậu quả từ đó mình không được tín nhiệm giao cho hóa vàng nữa mặc dù là Trưởng nữ. Các bạn có nhìn thấy người ta hóa vàng không, có người hóa rất nhiều.
Mỗi chùa đều có 1 lò Bát Quái như vậy và khói thì mù mịt chảy cả nước mặt. Mà thời hiện đại lại có thói chơi ngông nhiều người không thèm mua vàng mã “Made Vietnam”, nhiều người giàu có mua vàng mã nhập từ Đài Loan, Hồng Kông về cơ.
Hình như đã có nhà kinh tế học làm phép tính toán 1 ngày lề hội người dân phải đốt đến hàng trăm triệu tiền (không phải tiền thật mà là tiền mua vàng mã rồi đốt thành than). Qủa là tốn kém lãng phí. Cần phải có biện pháp hạn chế bớt tục lệ này.
Nhận diện: Đây chính là căn bệnh lãng phí, từ đó phát sinh ra các căn bệnh "chị em" với nó là bệnh sĩ, bệnh ghen ăn tức ở, bệnh đố kỵ...từ đó sinh ra các thói hư tật xấu khác như là tìm mọi cách để kiếm tiền thỏa mãn thú chơi học đòi làm sang, là nguồn gốc của sự tham nhũng-"căn bệnh trầm kha" của bất cứ xã hội nào có giai cấp.
-Thành tâm cầu phật là tốt nhưng đừng để tâm hồn bị u mê, mê muội đến mù quáng. Lê Nin đã nói "Tôn giáo là thuốc phiện của con người". Nếu sa đà vào việc cúng quảy và bị lệ thuộc vào sức mạnh thần bí của siêu nhiên thì quả là điều bất hạnh cho xã hội. Hiện nay có tình trạng phổ biến trong giới công chức ( là nơi có nhiều đảng viên) lại là lớp người mê tín dị đoan nhất.
Vài lời kết luận: Nói chung phong tục tập quán truyền thống của VN cơ bản là tốt dạy cho các thế hệ hậu sinh nhân cách làm người, tôn trọng đạo lý, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng cũng có 1 số tập tục cổ hủ, không phù hợp với cuộc sống hiện đại thì chỉ nên giữ ở mức độ nét đẹp văn hóa tín ngường chứ không nên phát triển như một trào lưu gây lãng phí cho xã hội, nhất là lúc kinh tế suy thoái như hiện nay (cụ thể là tục hóa vàng mã như nêu trên). Những dịp lễ hội cũng là nơi thể hiện 1 số thói hư, tật xấu của người VN, tuy được che đậy dưới cái tên gọi bóng bẩy “duy trì bản sắc dân tộc”.
Nhân đây nói vài ý về nạn tham nhũng ở VN: Nhiều người chỉ trích nạn tham nhũng ở VN . Thực ra ở nước nào cũng có tham nhũng,ở đâu có giàu nghèo ở đó có tham nhũng. Mọi người xem Tây Du Ký của Trung Quốc thì biết khi thày trò Đường Tăng đến cửa nhà Phật phải hối lộ cái bát xin khất thực bằng vàng thì mới lấy được kinh có chữ còn trước đấy chỉ nhận được toàn kinh ...không có chữ. Bản chất của tham nhũng mang tính giai cấp nên chỉ khi Nhà nước mất đi thì nạn tham nhũng mới hết (vì lúc đó xã hội không còn giai cấp, không phân chia ra người giàu người nghèo).Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay làm sao ngăn chặn hạn chế bớt sự tham nhũng ví dụ như hạn chế bớt căn bệnh lãng phí trong dịp lễ tết.Do đó, mình thấy chúng ta cần phải tích cực tham gia vào “cuộc chiến chống lại chính mình”, nhận diện tục lệ nào cần giữ lại, hủ tục nào cần dẹp bỏ, để tập trung tiền của vật chất vào những mục đích thiết thực hơn cho an sinh xã hội, cho lợi ích cộng đồng.



30/8/11

Pháp trị hay đức trị áp dụng cho Việt Nam hiện nay

Câu chuyện pháp đình: Tình mẫu tử mạnh hơn án tử hình.

Thực ra mục đích bài viết này không phải kể về 1 vụ án giết người (vì trên các loại báo giấy, báo điện tử ra hàng ngày lúc nào mà chẳng đưa tin về các vụ án mạng, với các tít thoạt nghe bất cứ người dân hiền lành nào cũng đủ sởn gai ốc. Qua 1 vụ án có thật để đề cập đến 1 vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn đang gây tranh cãi : Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền (tức cai trị bằng pháp luật) . Nhiều nhà luật học đã đặt ra câu hỏi: nền đức trị cổ truyền của nước ta (tức cai trị nước bằng nhân đức) liệu đã chấm hết vai trò lịch sử của nó để thay thế một nền pháp trị cứng rắn “bất vị thân” đủ khả năng giải quyết đúng đắn các mối quan hệ xã hội phức tạp hiện nay của VN - 1 trong nước vẫn tồn tại án tử hình trong khi trên thế giới đã có nhiều nước đã xóa bỏ án tử hình. Năm 2005 Văn phòng luật sư Hoàng Long có nhận hướng dẫn 1 luật sư tập sự người CHLB Đức tên là Monika Martin sống ở Munich,  và cũng được tham gia 1 số vụ án hình sự, đã nhận xét so với luật hình sự của CHLB Đức, hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự của VN là nặng (đương nhiên là việc so sánh tính chất và hành vi phạm tội của cùng 1 tội danh cũng chỉ tương đối).

Phần 1:
Phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm vụ án giết người diễn ra trong không khí buồn tẻ và chóng vánh nhuốm màu tang tóc. Đây là phiên tòa mà giới luật sư gọi là án “chỉ định” (tức là trường hợp bị cáo bị Viện kiểm sát đề nghị Tòa xử mức án từ chung thân hoặc tử hình, nhưng bị cáo không nhờ luật sư bào chữa. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự tòa án có trách nhiệm mời luật sư và trả phí cho luật sư). Khi nhận được Công văn của Đoàn luật sư thì ngày hôm sau đã là phiên tòa (hình như Đoàn có chuyển xuống 1 văn phòng luật sư nào đó, nằm ở đó 1 tuần rồi trả lại Đoàn, sau đó Đoàn mới chuyển cho văn phòng luật sư Hoàng Long). Nên không có thời gian vào trại giam gặp bị cáo, khi đến tòa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, vị thẩm phán chủ tọa phảy tay chỉ đống hồ sơ cao bảo “xem thì xem mà chúng nó nhận tội hết cả rồi” ( thường những vụ này các luật sư hay đùa “ là vụ chẳng còn gì để nói, ra tòa chỉ xin hộ bị cáo” nên cũng chỉ xem lướt hồ sơ . (Thú thật nhớ lại lúc đó lương tâm cũng không bị “cắn rứt” vì tâm lý nhiều luật sư đối với án chỉ định thì thường là “vào trại làm gì, cũng chẳng giải quyết được gì, mà án chỉ định thì làm gì có chi phí đi lại mà đi…”).
Mặc dù giấy báo phiên tòa là 8 giờ, nhưng phải đến 9 giờ phiên tòa mới bắt đầu khi đội dẫn giải dẫn bị cáo vào-đó là 2 thanh niên còi mặc bộ quần áo tù, tay bị cùm bước vào phòng xử trong tiếng gào điên dại từ phía dãy ghế của gia đình nạn nhân “mạng đền mạng, bắn chết chúng nó đi”. Không khí trong phòng nóng lên và ngột ngạt quá, mấy cảnh sát bảo vệ lừ lừ tiến lại phía mình dẹp đám đông ở phía dưới đang cố tràn lên để xem mặt hai thằng giết người “mặt mũi ngang dọc thế nào mà chúng ác thế” (vì luật sư bào chữa cho bị cáo cũng là đối tượng bảo vệ mà). Mình tiến đến gần hàng ghế sau vành móng ngựa nơi chúng ngôi và nói 1 câu thật sáo rỗng “tôi là luật sư được tòa án chỉ định bảo vệ cho 2 anh, các anh có đồng ý không” (vì Bộ luật tố tụng hình sự quy định là bị cáo có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình nên phải hỏi trước tránh trường hợp khi chủ tọa thông báo quyền mời luật sư thì bị cáo một mực không đồng ý vì ...chưa biết mặt luật sư). Đáp lại lời giới thiệu khô khan của mình là 2 ánh mắt vô hồn nhìn về hướng mình, rồi quay đi thật nhanh. Im lặng. Chỉ đến khi 1 cảnh sát dẫn giải quát” chúng mày có nghe cô luật sư nói gì không” thì cả hai đứa mới lí nhí “không có ý kiến gì”. Mình hiểu cử chỉ đó thể hiện ý “bà muốn làm gì thì làm đằng nào thì chúng tôi cũng chết, bà chẳng thể thay đổi được gì”. Và mình cũng quá quen những phản ứng tự nhiên như vậy, bởi ánh mắt của tất cả các bị cáo nói chung khi ra tòa đều như nhau-buông xuôi và chấp nhận số phận vì tất cả đều suy nghĩ- quyết định của tòa đã được “bỏ túi” từ nhiều thời gian trước khi mở phiên xét xử. Đó cũng là 1 những lý do ngày càng vắng vẻ luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ án hình sự, bởi có làm gì được!
Ngồi ghế luật sư, quan sát 2 kẻ giết người –hai anh em cùng mẹ khác cha đang đứng trước vành móng ngựa, mình ngạc nhiên khi nhìn thấy nét mặt của chúng thản nhiên nghe vị công tố đọc bản Cáo trạng mô tả về hành vi giết người man rợ được thực hiện một cách lạnh lùng không còn nhân tính, (nạn nhân là 1 tài xế xe ta xi xấu số bị lừa chở đến 1 nơi vắng vẻ rồi bị thít cổ bằng 1 sợi dây thép (dùng để phơi quần áo mà kẻ giết người giật được ngẫu nhiên ở đâu đó) sau đó đâm bằng con dao chọc tiết lợn đã được chuẩn bị sẵn mua vội vàng ở 1 cái chợ cóc gần nơi 2 kẻ tội phạm bắt ta xi. Và man rợ hơn là chúng đã bỏ xác vào 1 bao tải dứa rồi vứt xuống 1 cái cống đầy nước trong khi nạn nhân vẫn chưa chết hẳn vì khi giám định pháp y đã phát hiện trong phổi có nước…).Với hành vi côn đồ, lạnh lùng quyết tâm giết người đến cùng hai kẻ đồng phạm đã bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng mức án cao nhất là tử hình để đảm bảo tính răn đe và trừng trị của pháp luật hình sự, làm gương cho những kẻ khác. Sau đó đến lượt luật sư đứng lên trình bày quan điểm bào chữa (hình như chỉ vẻn vẹn 5 phút đã hết vì có gì mà nói –hành vi đã rõ, các bị cáo đã khai nhận hết, mà có nghiên cứu hồ sơ đâu mà biết những lời khai nhận đó có phù hợp với các tình tiết khách quan khác trong hồ sơ vụ án-án chỉ định mà). Lời bào chữa của luật sư cũng không bị vị công tố vặn vẹo gì vì cũng chỉ đề nghị hội đồng xét xử xem xét đến tình tiết là phạm tội lần đầu…(câu cửa miệng của bất cứ luật sư nào khi lướt nhìn vào phần nhân thân mà thấy có chữ: “Tiền án, tiền sự: không”-vụ nào mà chẳng giống nhau). Tiếp theo là thủ tục các bị cáo được nói lời sau cùng, trên bàn hội đồng xét xử đã lục tục thu dọn giấy má cho vào hồ sơ chuẩn bị vào nghị án. Tuy bàn của luật sư gần vành móng ngựa nhưng mình không nghe được hai kẻ giết người nói gì vì nhiều tiếng nức nở từ hàng ghế của gia đình nạn nhân đã vang lên. Nhìn xuống người mẹ của nạn nhân hầu như đã không còn sức để nâng bức di ảnh của con với vành khăn tang, mình tự nhủ thầm : "khả năng án tử hình không còn nghi ngờ gì, có thể tuyên luôn mà không cần vào nghị án". Sau 5 phút đi vào rồi đi ra, hai kẻ giết người đứng nghe vị chủ tọa đọc bản án và tuyên án “tử hình”, với nét mặt lỳ lợm, thậm chí chúng còn nhìn đi chỗ khác tỏ ý sốt ruột ý nói đọc nhanh cho xong còn về…trại.
Phiên tòa kết thúc, đội cảnh vệ dẫn giải 2 phạm nhân lên xe bít bùng về trại giam, trước khi chúng rời phòng xử mình cũng dặn với được 1 câu theo đúng lệ “các anh nhớ làm đơn kháng cáo” (dặn là dặn cho đủ thủ tục thế thôi chứ chúng sẽ được lãnh đạo Trại giam thực hiện vì Bộ luật tố tụng hình sự quy định bị cáo còn có quyền kháng cáo, rồi còn xin Chủ tich nước ân xá rồi mới phải chết). Phía gia đình nạn nhân cũng lục tục thu dọn di ảnh, đồ đạc, 1 người dìu người mẹ của nạn nhân rời phòng xử án. Không một ai để ý đến 1 phụ nữ gầy héo hon, ngồi rũ như 1 tàu lá, đôi mắt vô hồn đau xót cố nhìn 2 bóng phạm nhân đi khuất sau hàng cảnh sát bảo vệ. Khi mình đang chuẩn bị bước đi thì chị ta tiến đến gần và lúng búng nói- 1 giọng nói như cô hồn vọng đến” Em cám ơn chị luật sư” rồi chị ta nức nở “Sao mà số em nó khổ thế, em không muốn sống nữa”. Mình ngẩng lên và trước mặt mình là 1 phụ nữ không thể đoán được tuổi tác, mặc 1 cái áo không thể đoán được trước đây là màu gì, nhưng nét mặt thì thể hiện 1 nỗi đau khổ tột cùng không bút nào tả xiết -ừ mà có người mẹ nào không đau đớn khi bị mất cùng 1 lúc 2 đứa con rứt ruột đẻ ra-cho dù chúng có là kẻ sát nhân. Mình chợt nhớ chị ta trong giai đoạn xét xử ngồi 1 góc ở hàng ghế đầu, khuất sau cái cột của phòng xử án,suốt từ đầu phiên tòa cho đến khi tan phiên tòa không ai nghe chị ta nói 1 câu nào, chỉ nghe loáng thoáng ai đó thì thầm “hình như là mẹ của hai kẻ giết người”. Chỉ sau khi đám đông cuồng nộ hận thù ra về hết thì chị ta mới dám đến cảm ơn luật sư (tự nhiên mình cảm thấy áy náy và lương tâm bắt đầu thấy có…cắn rứt (vì tôi đã làm gì cho con chị đâu, hay nói 1 cách văn vẻ: chưa làm tròn sứ mạng bảo vệ quyền con người cho con chị-vì chúng cũng là CON NGUOI mà, cũng có những quyền cơ bản, cụ thể là quyền được nhờ luật sư bào chữa, cho dù là giết người thì chí ít cũng phải phân tích được động cơ, mục đích phạm tội, lý giải được những hành vi tội ác bằng những lời lẽ thuyết phục chứ!). Định nói vài câu đại loại là : vì án chỉ định mà, lại gửi đến văn phòng muộn quá, nên không kịp vào trại gặp, nhưng chẳng nhớ hoàn cảnh gia đình của chị ta nên thôi không nói gì cả…(thật là…buồn án chỉ định). Trên đường về Văn phòng luật sư không hiểu sao tâm trí mình chỉ thấy hiển hiện hình ảnh người phụ nữ già trước tuổi tiều tụy tàn tạ ngồi câm lặng nghe xử tuyên án hai đứa con rứt ruột của mình với mức án cao nhất vì đã phạm tội giết người. Tự nhiên mình làm 1 phép so sánh (hầu như chẳng có ý nghĩa gì) hai người mẹ trong 1 phiên tòa 1 người bị mất 1 đứa con bởi thú tính của con người, còn người kia mất..2 đứa con bởi công lý phán quyết. Thuyết nhân quả nói gì nhỉ: gieo nhân nào thì nhận quả ấy. Vậy người phụ nữ đau khổ kia đã gây tội gì mà phải nhận hậu quả bị mất con ?(đối với người mẹ, đứa con là vô giá, nhiều khi còn quý hơn cả …chồng đấy).
Phần 2:
Bẳng đi hai ba tháng sau, công việc bận bịu làm mình cũng quên đi không khí phiên tòa hình sự hôm đó nhưng ánh mắt đau đáu của người phụ nữ-ánh mắt điên dại của 1 con thú bị mất con, thì thỉnh thoảng vẫn thoáng hiện về, làm cho mình cảm thấy thế nào ấy, khó tả lắm. Cho đến một hôm khi mình đến Văn phòng trợ lý luật sư trực hôm đó nói với mình: “ Vừa nhận Công văn chỉ định của Đoàn luật sư gửi kèm Công văn của Tòa phúc thẩm Tối cao chỉ đích danh chị bào chữa cho 2 bị cáo trong vụ án giết người tại phiên tòa phúc thẩm. Hay là em trả lại nhé vì tháng này Văn phòng mình đã có 2 luật sư tham gia vụ án hình sự chỉ định về ma túy mà Tòa án Tuyên Quang mời..”. Lập tức trong đầu mình lại nhớ lại 1 dáng gầy với cái áo nhàu nát mà không thể xác định là màu gì của người mẹ khốn khổ (còn tại sao chỉ nhớ đến hình ảnh này thì mình chịu không thể giải thích được) và mình bảo: "Không cần trả lại, vụ này chị đang chờ đợi đấy em làm ngay thủ tục để tòa án cấp giấy cho chị vào trại giam, đi ngay ngày mai. Còn chiều nay chị sẽ vào tòa đọc và pho to hồ sơ, em hoãn các vụ khác lại cho chị”. Cô trợ lý luật sư lại hỏi: “Thế gia đình bị cáo mời chị ạ, hay chị có hướng gì mới ạ?”. Chẳng có gì cả, không hề có bất cứ 1 niềm hy vọng nào, đơn giản là vào Trại giam để khỏi phải thỉnh thoảng lại bắt gặp ánh mắt của người phụ nữ ấy mà thôi.
Hôm sau, trời rét căm căm, mình đi vào Trại giam Hà Nội, con đường khá dài nếu tính từ nơi mình ở là cách 20 cây số. Làm thủ tục xong, trong khi chờ trích xuất, mình đứng lẫn vào đám công an vào lấy cung, kiểm sát viên vào phúc cung, 1 số luật sư vào gặp thân chủ, nói chuyện râm ran, thôi thì chuyện trên trời dưới biển, nghe loáng thoáng có giọng trêu mình “người trông thế kia mà làm án hình sự cho…phí đi”. Đám đông tản dần mỗi khi có quản giáo dẫn giải phạm nhân ra và xướng lên số tù (ở đây không theo họ tên mà theo số tù)và thế là từng người dẫn phạm nhân của mình đi về dãy buồng hỏi cung để làm việc. Mình đang liên miên nghĩ thì giật mình khi thấy trước mặt là ánh mắt giận dữ của cán bộ quản giáo vì đọc số tù mà mãi không thấy ai ra nhận (quên mất là ở đây chỉ đọc số mà mình cứ đợi đọc tên). Trước mặt mình vẫn là 2 phạm nhân nhưng trông có vẻ tiều tụy hơn, lỳ lợm hơn, thằng anh chân đã bị phù phải lê đi khó nhọc (người ta bảo: ai vào đây cũng bị không ghẻ lở hắc lào thì bị phù nề). Bàn giao 2 phạm nhân cho mình xong, người cán bộ quản giáo quay lại bàn đăng ký tiếp tục góp chuyện với hội quản giáo, còn mình cùng 2 “thân chủ” bất đắc dĩ đi dọc hành lang hun hút tối âm u để tìm phòng trống. Suốt dọc đường đi không ai nói câu nào (mà chẳng biết nói gì). Thấy thằng anh hỏi thằng em câu gì, thằng em lấm lét nhìn quanh không dám trả lời, ở đây cấm phạm nhân nói chuyện. Từ khi xong phiên tòa sơ thẩm, tuy được giam ở cùng 1 trại nhưng chúng không được gặp nhau. Hôm đấy ngày đầu tuần thảo nào mà đông kín các phòng (mọi ngày thì vắng), cuối cùng 3 cô cháu cũng tìm được 1 phòng trống, phòng hẹp chỉ kê được 1 bàn và mấy cái ghế xiêu vẹo. Hai anh em phạm nhân ngồi ở bên trong, mình ngồi bên ngoài cách 1 cái bàn. Tuy không có người canh gác nhưng mình biết vẫn có camera quay và có thể có cả ghi âm (ở đâu đó) và nội quy là không được đóng cửa, thỉnh thoảng có cán bộ quản giáo đi rảo quanh hành lang nhìn vào từng phòng và sẵn sàng lập biên bản bất cứ hành vi nào ví dụ: luật sư đưa thư gia đình cho phạm nhân hoặc bắt gặp phạm nhân viết thư nhờ đưa về cho gia đình đại loại như vậy.
Một phút im lặng, quan sát thái độ của hai đứa vẫn vẻ lỳ lợm, bất cần. Mình quyết định tấn công bằng cách của mình (thú thật là có vận dụng những kiến thức còn nhớ được của môn Tâm lý tội phạm “criminalogia” mà được học ở năm thứ hai luật MGU).
Bước 1: Mình phủ đầu” Thế nào, tưởng các cậu không thèm kháng cáo. Nếu không kháng cáo thì cô đã không phải lọ mọ vào đây, án chỉ định thì làm gì có tiền mà đổ xăng, cô còn ối việc phải làm để có tiền nuôi con”. Thấy hai đứa không nói gì, mình lại bồi tiếp” ừ mà hình như chúng mày kháng cáo kêu án nặng quá phải không? Thế thì muốn xử nhẹ thì phải khai rõ sự việc chứ ra tòa không chịu khai thì tòa công bố các bản cung do công an lập thì chúng mày thừa nhận giết người có chủ định thì mức án đó là đúng, còn kêu cái gì”. Nghe ngóng 1 lúc không thấy động tính gì....
Bước 2: Mình làm ra bộ cũng bất cần, mở cặp lấy 2 tờ giấy trắng khổ A4 đưa cho mỗi đứa 1 tờ và bảo” thôi mỗi đứa viết lại sự việc từ khi chúng mày bàn nhau đi gây án, đến lúc hành sự, rồi lẩn trốn ở đâu như thế nào cho đến khi bị bắt, xong đưa cho cô rồi cô cũng về…”. Thằng anh (có đôi mắt nhỏ dài không bao giờ nhìn lên) đáp thõng 1 câu cộc lốc “công an bắt chúng cháu viết nhiều lần rồi”. Mình bảo “nhưng viết cho luật sư thì chưa”. Thế là chúng nó lúi húi viết.Thằng em có đôi mắt to buồn (ờ mà giống đôi mắt của mẹ nó-2 đứa là cùng mẹ khác cha mà) rụt rè nhìn anh viết cũng lúi húi cúi xuống viết.
Bước 3: Quan sát: Mình bảo “Không được nhìn nhau, mỗi đứa viết theo trí nhớ. Mà chúng mày thừa nhận đồng phạm rồi thì cần gì mà hỏi nhau”. Mình lôi cái máy nghe ra nghe bài “Aó lụa Hà Đông” cho đỡ sốt ruột. Loáng một cái đã thấy thằng anh “nộp bài” liếc mắt nhìn qua đã thấy không khác gì hàng chục bản tường trình và bản cung của nó khai trong hồ sơ vụ án, không sai 1 chi tiết- mình thầm nghĩ "Thằng này quả gớm thật thảo nào nó không sợ chết, vì đằng nào mà chả chết, thoát thế nào được hình phạt..". Pháp luật là công bằng mà, oan hồn của người xấu số chắc cũng chưa siêu thoát được chắc đang nán chờ công lý được thực thi thì mới đi được. Mình để ý thấy thằng em mới viết được vài hàng, cứ cắn bút, rồi viết rồi xóa, mắt nhìn mình rồi lại nhìn xuống tờ giấy trắng. Mình bèn giả vờ lắc lắc cái tai nghe và lẩm bẩm “Máy làm sao thế này, đang hát lại dừng!”, nhác thấy thằng em tranh thủ lúc đó quay lại hỏi thằng anh “Lúc ấy là mấy giờ ấy nhỉ”. Mình đứng dậy đi ra khỏi phòng giả vờ nghe điện thoại 5 phút sau quay lại thấy tờ giấy của thằng em đã kín chữ. Chẳng cần đọc mình cũng biết thời gian gây án, địa điểm gây án, phương thức gây án….giống như bản khai của thằng anh.
Bước 4: Ra đòn tâm lý: Mình lấy tờ khai của 2 đứa cất vào hồ sơ và cho vào cặp trước ánh mắt ngỡ ngàng của hai đứa. Lúc đó thằng anh hỏi: “Thế cô không hỏi gì à”? Mình đáp “Hỏi gì mà hỏi, chúng mày có muốn sống thì cô mới cần thiết còn nếu đã chấp nhận chết thì cần gì phải hỏi”. Dừng 1 lát mình nói tiếp: “Chúng mày chết thì sướng cái thân chúng mày vì chết là hết, có biết khổ đau gì đâu. Chỉ thương là thương mẹ của chúng mày thôi. Đúng là vô phúc đẻ ra lũ con bất hiếu…”. Nhìn hai khuôn mặt cúi gằm xuống, nét lỳ lợm bất cần đã biến mất, hình như từ “mẹ” đã làm tan chảy trái tim băng giá của chúng và làm chúng thay đổi. Mắt thằng em hình như có ngấn nước. Mình nhủ thầm “Đã đến giai đoạn chuyển chiến thuật” và lập tức đổi giọng thủ thỉ: “ Cô cũng có hai đứa con, như mẹ cháu nhưng đứa đầu là con gái, đứa sau là con trai, còn mẹ cháu thì chỉ sinh hai đứa con trai. Người ta bảo sinh con gái dễ hơn con trai (chẳng hiểu sao mình lại bốc phét như vậy vì ai chẳng biết, nếu đẻ tự nhiên thì sinh con gì mà chẳng đau). Khi sinh đứa con trai là cô đau đớn nhất, chết đi sống lại vì thuộc ca khó đẻ, suýt nữa là phải mổ đẻ (mà đúng là như vậy). Còn mẹ các cháu đẻ hai cháu thì chắc cũng đau đớn lắm, lại phải đau những 2 lần). Mà đời mẹ các cháu sao khổ thế, được hai ông chồng thì chẳng ra chồng, toàn cờ bạc, nghiện ngập, đúng là gánh nặng chứ có đỡ đần gì. Nay cả hai cháu bị tội chết thì mẹ cháu chắc cũng không sống được nữa đâu. Mà ai còn dám quan hệ với mẹ của kẻ giết người. Hôm gặp cô ở tòa mẹ cháu đã khóc và bảo không thiết sống nữa…”. Thằng em chợt rên lên: “Mẹ chết thì em Quyết ai nuôi”, “ơ thế lại còn em nữa à, mấy tuổi, sao không thấy trong hồ sơ”. Thằng anh chua xót: “Vâng chúng cháu còn 1 đứa em trai nữa cũng khác bố hình như mới 2-3 tuổi gì đó. Đời mẹ cháu khổ lắm cô ạ, nếu sung sướng như cô thì bọn cháu việc gì phải ra nông nỗi này”.
Bước 5: Lật bài: Mình tung ra con át chủ bài (vì không tung ra lúc này thì sẽ không còn cơ hội nữa): “Thế thì sao 2 đứa cứ nhất quyết nhận tội, tội đến đâu chịu đến đó, còn đứa nào không đến nối phải chết thì cố mà sống hy vọng có ngày ra để chăm mẹ và nuôi em chứ. Chỉ cần có 1 đứa còn sống thì mẹ cháu mới thôi mong muốn cái chết”. Lúc đó thằng anh mới ngẩng lên nhìn (lần đầu tiên nó nhìn thẳng vào mắt mình và mình có cảm giác ở đáy mắt nó có 1 chấm sáng trong đó hình như có hình ảnh 1 người phụ nữ -đó là mẹ của nó): “cô ơi thế mà người ta bảo bọn cháu khai lúc đầu thế nào thì cứ thế mà khai, nếu thay đổi thì không được hưởng tình tiết khai báo thành khẩn”. Lúc đó mình nói: “Cô đã nghiên cứu hồ sơ thấy lời khai của hai đứa không khớp với biên bản giám định pháp y và công an cũng không tổ chức thực nghiệm nếu thực nghiệm thì sẽ thấy thằng em làm sao từ đằng sau thít cổ nạn nhân bằng dây thép được, mày trói gà còn không chặt thì làm sao giết người. Tất cả chỉ có 1 mình thằng anh làm, các cháu cứ thành khẩn khai sự thật và sẽ đối chiếu với các chứng cứ khác có trong hồ sơ. Cô tin là trời sẽ có mắt (ờ mà tại sao mình lại vận dụng "trời "vào đây nhỉ-vì chẳng còn tìm được từ khác để nói với những “thân chủ” chưa học hết lớp 1 này).
Phần 3:
Mấy ngày sau, phiên tòa hình sự phúc thẩm diễn ra với diễn biến bất ngờ: hai bị cáo đã phản cung, không thừa nhận những lời khai nhận tại cơ quan điều tra. Và theo đề nghị của luật sư bào chữa, hội đồng xét xử đã chấp nhận không căn cứ vào kết quả thẩm vấn tại phiên tòa sơ thẩm và tiến hành thẩm vấn lại, đối chiếu với các tình tiết khác có trong hồ sơ vụ án. Cuối cùng, sau bản bào chữa dài …45 phút được mình trình bày với những phân tích các mâu thuẫn của các chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập nhằm mục đích chứng minh hai kẻ đồng phạm đã có 1 thời gian thông cung khớp lời khai trước khi bị bắt chứ thực ra chỉ có 1 tên thực hiện giết người, còn 1 tên không trực tiếp thực hiện và việc giúp sức cũng không có gì là đắc lực nên đề nghị giảm án. Trước khi vào nghị án, Chủ tọa cho phép 2 bị cáo nói lời cuối cùng. Thật cảm động khi thằng anh nhận tội và đề nghị hội đồng xét xử giảm án cho thằng em để có cơ hội trở về với xã hội để nuôi mẹ.
Đến gần trưa, sau 1 hồi nghị án, bản án đã được tuyên: Thằng anh bị tử hình, còn thằng em chịu mức án chung thân (thôi cũng là tốt, miễn khỏi bị chết là vẫn còn cơ hội quay về với xã hội). Hội đồng xét xử xác định đây là vụ án giết người có hai đồng phạm nhưng kẻ phạm tội chủ mưu, chuẩn bị hung khí, thực hiện giết người đến cùng, chỉ là 1-đó là bị cáo anh, còn bị cáo em chỉ giữ vai trò giúp sức về tinh thần, (Chính ra là có dấu hiệu cấu thành tội che giấu tội phạm. May quá Bộ luật hình sự quy định những trường hợp có chung huyết thống như bố mẹ, con, anh, chị, em ruột thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đấy cũng là 1 nét đặc thù của pháp luật hình sự của Việt Nam đề cao giá trị truyền thống của tình cảm gia đình “một giọt máu đào hơn ao nước lã”). Từ trên bàn của luật sư nhìn lướt xuống nơi khán giả ngồi, bên phía gia đình nạn nhân, vẫn thấy thấp thoáng mấy vành khăn trắng, nhưng không thấy cầm di ảnh, và tiếng khóc hình như cũng ít dần (ừ mà thời gian sẽ làm dịu đi những nối đau khổ, cuộc sống đang ở phía trước...). Bản án phúc thẩm cũng không gây sốc gì vì cũng có 1 mạng người phải trả giá cho tội ác đã gây ra. Công lý cũng đã được thực thi. Nhưng những gì đã xô đẩy những người kẻ giết người trẻ con kia (khi phạm tội chúng mới qua độ tuổi 18) vào con đường tội phạm mà khi sinh ra chúng làm gì đã có máu lạnh giết người, “nhân chi sơ, tánh bản thiện” mà có ai sinh ra đã là kẻ giết người đâu (mình chẳng tin thuyết di truyền của tội phạm) thì chẳng có tòa án nào xét xử cả. Nhìn mãi, nhìn mãi mà không nhìn thấy người mẹ đau khổ hôm xưa đâu, hình như chị ta không đến dự thì phải, từ quê lên Hà Nội chắc không có tiền đi xe, còn ăn uống, ở trọ nữa. Mình nhủ vọng cho chị ta: “Đây công lý đã trả lại cho chị 1 đứa con, tôi tin là nó sẽ cải tạo tốt để nhanh chóng trở về chăm sóc phụng dưỡng cho chị. Và chỉ có chị, chính xác là tình mẫu tử của chị đã cảm hóa trái tim khô cứng của kẻ sát nhân”. Điều đó chứng minh rằng khi niềm tin vào công lý không còn thì niềm tin vào tình mẫu tử vẫn còn. Chính tình mẫu tử mới giúp hội đồng xét xử hôm nay thực thi đúng trách nhiệm “bảo vệ công lý” , đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam đó là “không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội”. Nếu như phiên tòa này vẫn tuyên tử hình 1 đứa con của chị khi hành vi của nó chưa đến nỗi phải chịu tội chết thì sẽ ra sao, thuyết giáo nhà phật luôn dạy con người “oán thù nên cởi chứ không nên buộc “. Thế mới biết hình phạt nghiêm khắc nhất chưa chắc đã cảm hóa được con người. Nhưng tình MẪU TỬ -tình yêu của người mẹ đối với người con lại có sức mạnh hơn án tử hình, và đã góp phần làm cho CÔNG LÝ được thực thi.
Về phần mình, cũng thấy nhẹ nhõm, thôi thế là cũng xong nhiệm vụ “góp phần bảo vệ công lý”,mới thấy ý nghĩa của Kỷ niệm chương bảo vệ công lý của Đoàn luật sư Hà nội (mà chưa có ở Đoàn luật sư nào có) tặng cho các luật sư thành viên .Và lại ngủ ngon, lương tâm không bị cắn rứt nữa mà hình như mình cũng không còn nhác thấy ánh mắt đau buồn của người phụ nữ ấy nữa.
Kết luận:
Qua câu chuyện pháp đình nêu trên mình có một vài suy nghĩ về việc áp dụng thuyết pháp trị hay đức trị trong bối cảnh VN hiện nay.
Tranh thủ điểm lại lịch sử nhân loại thấy các biện pháp trị nước trị dân của mỗi nước mỗi hoàn cảnh mỗi khác. Ví dụ trong lịch sử Trung Quốc có hai trường phái trị nước: pháp trị và đức trị. Nhờ một nền pháp trị khốc liệt Tần Thủy Hoàng đã thẳng tay trừng trị các nhà Nho theo thuyết đức trị của Khổng giáo và thống nhất được một đất nước rộng lớn. Sau khi cách mạng thắng lợi Mao Trạch Đông đã lựa chọn pháp trị như Tần Thủy Hoàng trong Đại Cách mạng văn hóa. Còn ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng chói của nền đức trị theo Nho giáo, bằng đạo đức bản thân để chinh phục được toàn dân và thuyết phục các nhân sĩ yêu nước cũ và tầng lớp trí thức tân học theo suốt thời kháng chiến chống Pháp (hình như trong thời kỳ này Bác Hồ chỉ xử tử có một người đó là Trần Dụ Châu). Sau khi Bác mất một thời gian dài Việt Nam trị nước bằng chỉ thị và nghị quyết (không phải cai trị theo pháp luật). Mình còn nhớ thời LHS77-78 (năm 1977) làm gì đã có trường đào tạo luật ở Việt Nam. Năm 1979 khi học xong dự bị tiếng Nga ở trường Hóa Dầu Ba cu khi đọc danh sách mình được vào học khoa Luật MGU ở Moscow mà toát hết cả mồ hôi vì chẳng biết sau khi tốt nghiệp thì về nước sẽ làm gì (mà cũng có nhiều bạn cùng lứa được phân những ngành học mà đến bây giờ ở VN hình như cũng chưa có, thế mới có chuyện nhiều người làm có đúng ngành học đâu ấy thế mà lại thành đạt hết mới giỏi chứ-thật là quá tự hào). Sau khi đường lối đổi mới đi vào cuộc sống, xã hội Việt Nam đã thực sự phân hóa sâu sắc về giai tầng, về quyền lợi, nhiều loại tội phạm đã sinh sôi nảy nở với những thủ đoạn hết sức tinh vi, tàn khốc, bắt buộc Nhà nước ta phải thay đổi biện pháp quản lý đất nước. Bộ luật hình sự năm 1999 đã được thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1985. Nhất là sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, những mối quan hệ chằng chịt trong nước lại đan xen phức tạp với các mối quan hệ quốc tế, đòi hỏi phải có 1 nền pháp trị cứng rắn "bất vị thân" mới có khả năng giải quyết đúng đắn các mối quan hệ xã hội phức tạp hiện nay. Mặt khác làn sóng “Rule of law” từ các nước phương Tây tràn vào VN đã làm cho nền đức trị cổ truyền đã dần chấm hết vai trò lịch sử của nó . Chính vì vậy mà Quốc hội khóa XI đã tập trung xây dựng những luật cơ bản để tạo ra một hệ thống luật thực định làm công cụ để quản lý đất nước và hướng cho người dân sống theo nguyên tắc và thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật” .
Quan điểm riêng của mình thế này: phải kết hợp đức trị với pháp trị. Tuy theo tinh thần "thượng tôn pháp luật", tức là theo trường phái PHÁP TRỊ (và biến thể của nó–pháp quyền), mình không thể phủ nhận biện pháp này như là một điều kiện cần thiết cho các nước đang phát triển và đi theo kinh tế thị trường, nhưng mình thấy nền đức trị vẫn có giá trị của nó chứ không hoàn toàn mất đi, chỉ có cái vận dụng như thế nào cho phù hợp mà thôi.
Theo mình nền đức trị cần thiết áp dụng cho đối tượng trẻ tuổi (để giáo dục giới trẻ nước nhà). Vì chỉ có giáo dục từ nhỏ ngay từ tuổi mẫu giáo và tiểu học thì mới vững bền, tức là giáo dục khi các con của chúng ta còn “nhân chi sơ, tánh bản thiện”. Vì thế mình thấy song song với việc chăm lo cho con cái học văn hóa, ai có điều kiện thì dạy cho con “cầm, kỳ, thi, họa” càng tốt, nhưng cốt yếu là phải giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ thuở bé (thì các cụ vẫn nói: ”Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”…
Ps:  1 số khái niệm cơ bản: Pháp trị, Nhân trị, Đức trị:
- Khác với khái niệm pháp trị bắt nguồn từ thời Trung Quốc cổ đại, trong thời đại hiện nay khái niệm pháp trị gắn liền với nhà nước pháp quyền và đối lập với khái niệm Nhân trị. Pháp trị là pháp luật cai trị chứ không phải con người cai trị. Có nghĩa là trong xã hội công dân không ai có thể đứng trên pháp luật, kể cả nhà nước.
- Luật pháp được sinh ra để điều chỉnh các hành vi xử xự của con người, mặt khác có là công cụ trừng phạt răn đe, phòng ngừa tội ác, tạo ổn định và phát triển xã hội. Bản thân luật cũng là thực thể tự sinh, luôn vận động, luôn tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với muôn hình vạn trạng của cuộc sống nhưng cái xấu, cái ác lan truyền quá nhanh, sự điều chỉnh của luật lại cần phải có thời gian, nhiều khi không theo kịp với sự phát triển của xã hội. Nên nếu luật pháp quá hà khắc, cứng nhắc sẽ làm ảnh hưởng đến sự tự do, đến quyền của con người, thậm chí chính những điều quy định của pháp luật phát sinh ra những mặt tiêu cực làm kìm hãm sự phát triển của xã hội, bóp chết sáng tạo, sự năng động của con người.
- Còn đức trị thì dù bất cứ xã hội nào, thời kỳ nào, vấn đề đạo đức cũng được coi trọng thể hiện trong lịch sử có nhiều triều đại, chế độ mà ở đó các giá trị đạo đức con người được đưa lên hàng đầu. Xã hội đức trị còn dựa trên sự tự giác của mỗi cá thể và đề cao vai trò của dư luận trong xã hội về văn hoá, giáo dục ý thức, đạo đức, giá trị tinh thần. Nhưng nếu chỉ tuyên truyền, hô hào, giáo dục, lấy đức làm trọng cũng chỉ đem lại những kết quả hết sức hạn chế. Nhất là khi có sự phát triển của xã hội vật chất và sự phát triển của xã hội thuần đức trị đến một ngưỡng nào đó sẽ không còn phù hợp những nguyên nhân, mâu thuẫn nội tại bản thân mỗi người . Đó là lý do làm xuất hiện xã hội pháp trị tức là quản lý điều hành đất nước bằng luật pháp.
Theo mình, phương pháp nào cũng có 2 mặt: tích cực và tiêu cực ví như 2 mặt của tấm mề đay, nên mình có quan điểm riêng là cần kết hợp hài hòa các phương pháp trên để tạo nên 1 xã hội dân chủ, công bằng và văn minh-trong đó người với người sống để yêu nhau.....tức là 1 xã hội công dân tốt đẹp mà bất cứ nền chế độ chính trị xã hội nào cũng mong muốn đạt tới.
Duy có điều ...khi nào/ thời kỳ/mức độ nào thì chú trọng phương pháp nào hơn thì đó là cả 1 nghệ thuật....