Số lần ghé thăm

4/12/11

Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông ở VN

Theo định nghĩa trong từ điển Wikipedia tiếng Việt thì “Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, ...”
Gần đây, nói đến VN là nói đến 1 đất nước có hiện tượng tai nạn giao thông xảy ra như cơm bữa . Các báo ra hàng ngày lúc nào cũng có đưa tin về những vụ tai nạn giao thông xảy ra khắp đất nước. Nếu là hiện tượng "thường xuyên" thì làm gì còn tính chất "bất ngờ", "xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện" nữa ...
Tấm ảnh dưới là quang cảnh hiện trường vụ tai nạn giao thông mà nhân chuyến đi công tác Hải phòng ngày hôm qua (lượt về) mình tình cờ chụp được ngay gần lúc xẩy ra vụ đâm va: 1 xe kamaz chở container to cao chồm lên cái xe con bốn chỗ làm phần đuôi của chiếc xe bị bẹp rúm. May quá hình như không có ai ngồi ở ghế sau. Nếu có thì chắc người đã bẹp dúm...
Mình chợt nhớ đôi vợ chồng nhà thơ-nhà viết kịch tài hoa nhưng đoản mệnh: Lưu Quang Vũ-Xuân Quỳnh cũng đã chết thảm trong 1 vụ tai nạn..tưong tự như vụ tai nạn giao thông mình chứng kiến hôm nay. Hình như là có 1 người bạn ngồi hàng ghế trước thì thoát chết thì phải, còn hai vợ chồng bạc mệnh ngồi ờ hàng ghế sau thì không thoát khỏi cái chết thương tâm. Hồi ấy người ta đồn lần trở về đó hai con người tài hoa sẽ ra tòa để ly dị....nhưng chưa kịp thì cùng chết cùng ngày, cùng tháng, cùng giờ, cùng hoàn cảnh...để lại cho đời bao tác phẩm văn học bất hủ, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, để lại trong lòng khán giả hâm mộ nỗi tiếc nuối khôn nguôi....Âu cũng là số phận cho 2 con người tài hoa được chết ở bên nhau !
Vụ tai nạn xảy ra trên con đường quốc lộ 5- là con đường huyết mạch nối thủ đô Hà nội với thành phố cảng Hải phòng từ xưa đã nổi tiếng với cái tên gắn với không biết bao nhiêu tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc: "con đường tử thần". Mấy năm sau này đã làm dải ngăn cách hai làn đường bằng hàng rào sắt nên cũng đỡ xẩy ra tai nạn hơn, nhưng không phải là sẽ giải quyết triệt để cảnh chết chóc trên đường do bị tai nạn giao thông.
Nhìn quang cảnh hiện trường vừa rồi mình tạm phán đoán nguyên nhân:
- Một là: chiếc xe con đang trớn thì bị dừng lại đột ngột và chiếc xe kama đằng sau đã không làm chủ được tốc độ nên đã chồm lên phần sau xe làm bẹp rúm vỏ xe. (Điều khiển xe thế nào mà sớn xác thế nhỉ, cũng có thể là người lái xe kamaz buồn ngủ...).
- Hai là: chiếc xe con đang đi từ từ thì chiếc xe kamaz từ đằng sau chạy nhanh và không làm chủ được tốc độ nên mới va vào chiếc xe chạy đằng trước.
Nhưng tóm lại dù hoàn cảnh nào thì người điều khiển chiếc xe đi sau cũng phải quan sát và sẵn sàng giảm ga, đạp phanh mỗi khi có chướng ngại vật ở phía trước. Nếu đã đâm vào xe trước thì coi như không làm chủ được tốc độ và điều này đồng nghĩa người lái chiếc xe kamaz có hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ.
Cũng có thể do lỗi của người lái xe ô tô con, ví dụ như đang chạy bên trong lại chạy ra bên ngoài không đánh xi nhan xin đường chẳng hạn nên người lái xe kamaz ngồi ở trên cao không quan sát kịp nên không làm chủ được tốc độ...Nếu thế thì kiểu gì lái xe kamaz cũng không thoát được tội hình sự...Nếu nhận bào chữa cho người này thì quả là khó đây!
Như vậy nguyên tắc "suy đoán" tội trong các vụ án giao thông ở VN là: lỗi luôn luôn thuộc về người lái xe (so với người đi bộ) hoặc xe to hơn /hoặc đắt tiền hơn( như: xe máy so với xe đạp, ô tô so với xe máy)...không phải lúc nào cũng đúng!
Qua sự việc này chúng ta thử trình bày ý kiến cá nhân xem có giải pháp nào góp phần làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông ở VN nhỉ. Ví dụ tăng năng mức hình phạt, tăng tiền bồi thường thiệt hại, tước bằng lái xe…
Theo quan điểm của mình: Hiện nay tình trạng tai nạn giao thông đã và đang trở thành "quốc nạn" ở VN. Có nhiều biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông (ví dụ bắt buộc đội mũ bảo hiểm, xe ô tô phải đảm bảo điều kiện mới được tham gia giao thông, lái xe phải có bằng...) và phải được áp dụng 1 cách đồng bộ, có sự kiểm tra về mặt nhà nước thường xuyên. Nhưng theo mình biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là yếu tố con người. Tức là cần phải nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, cụ thể là mọi chủ phương tiện khi tham gia giao thông đều phải luôn có ý thức chấp hành luật lệ giao thông, nhằm mục tiêu: đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho mình, cho mọi công dân, cho xã hội...
..................................................

6 nhận xét:

  1. Những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.
    1. Tốc độ.
    Theo số liệu thống kê của cảnh sát giao thông rõ ràng cho thấy hơn 60% các vụ tai nạn nặng dẫn đến tử vong là do tốc độ.
    2. Cố tình vi phạm luật giao thông.
    Chuyển làn, chiếm làn, vòng phải trái, quanh lại lộn xộn…đánh võng, nhảy từ làn đường này sang làn đường khác, chen mũi nhau (cả oto và xe máy)
    3. RƯỢU, BIA.
    Tệ nạn số 1 của giao thông Vn, CSGT cũng đã bắt đầu ra tay nhưng còn yếu ớt. Một số nước là tội hình sự chứ không phải chỉ là vi phạm hành chính.
    4. Coi thường luật giao thông trong nhận thức.
    Quan niệm không đúng về ý nghĩa của luật giao thông, họ cho rằng là bộ luật đấy chỉ làm hạn chế và gây phiền hà cho họ chứ không phải để bảo vệ họ.
    5. Trình độ lái xe thấp.
    Kể cả người điều khiển xe máy lẫn lái xe hơi. Ngoài các kỹ thuật ga, côn, phanh…còn phải có kỹ năng lường trước và phán đoán tình huống…(cái này còn có thể hiểu được vì Vn đi lên từ 1 nước phong kiến lạc hậu mới biết tới oto xe máy độ hơn chục năm lại đây không so được với các nước khác).
    6. Hạ tầng cơ sở quá kém.
    Đường chật chội, gồ ghề, hàng quán lấn chiếm làm lòng đường càng nhỏ…Nói chung không phải là đường để chạy oto.
    Biện pháp nào để cải thiện tình hình? Khó…

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Mạnh Hà21:13 4/12/11

    Ngạn ngữ Nga có câu: trong mọi hoàn cảnh, dù khó đến đâu đều có lối thoát.
    Biết đâu ngài tân bộ trưởng bộ GTVT chính là vị cứu tinh cho tình trạng giao thông hiện nay ở Việt nam? Còn không thì chỉ có một giải pháp (kỹ thuật) duy nhất: cấm xe máy – như một số thành phố lớn của Trung quốc…Bây giờ chính quyền chắc không dám quyết định sợ hậu quả chính trị, xã hội…nhưng vài ba năm nữa sẽ không còn con đường nào khác buộc phải làm...

    Trả lờiXóa
  3. Cả Hà nội đã từng xôn xao về 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc xẩy ra cách đây vài năm tại ngã ba Trần Quang Khải-Lò Sũ. Nạn nhân là 1 người nước ngoài bị cả 1 chiếc xe ô tô to chở đầy khách nghiến qua người. Chuyện xảy ra rất đơn giản: nạn nhân, do tránh 1 người đột ngột chạy băng qua đường,không may làm đổ xe nên bị ngã, người vợ ngồi đằng sau xe cũng bị ngã. Người vợ được đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, còn người chồng xấu số lúc bị văng ra khỏi yên xe máy rơi xuống đường, vừa vặn lúc chiếc xe chở khách lao đến chẹt ngang người giữa những tiếng kêu hãi hùng của mấy chục hành khách ngồi trên chính chiếc xe tử thần, của những người dân đi đường và các chủ phương tiện cùng tham gia giao thông vào cùng thời điểm đó.Tình cờ mình cũng được chứng kiến gần như trước mắt tai nạn thảm khốc này vào buổi sáng định mệnh đó. Hôm sau đến văn phòng thấy các luật sư truyền tay nhau đọc tờ báo An ninh thủ đô ngày hôm qua có bài: “Xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng"…loáng thoáng các luật sư bình luận: Thể nào tay lái xe này cũng phải bị xử lý ở khoản 2 thậm chí khoản 3 điều 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tình tiết tăng nặng vì dính đến người nước ngoài, nhẹ nhất cũng bị án tù 7 năm... Có luật sư lại chỉ bình luận về nạn nhân: Mà cũng lỗi tại nạn nhân (đọc báo mới biết sinh năm 1969, lấy 1 cô vợ Việt Nam đang là chủ 1 quán BAR ở phố Tống Duy Tân -phố ẩm thực đã được xếp hạng ở Hà nội), điều khiển xe máy chắc đi với tốc độ nhanh (lao từ trên cầu xuống mà) nên khi gặp chướng ngại vật di động đã không làm chủ được tốc độ, phải sử dụng phanh tay dẫn đến hậu quả bị ngã xe. Nhưng người chết là hết chuyện, pháp luật có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự của người đã chết đâu.…Tóm lại trăm tội đổ lên đầu người lái xe đang còn sống khó mà tránh khỏi cái án hình sự mất vài năm ngồi bóc lịch trong tù, vợ con thì mất nhờ...
    Hình như chẳng ai đả động gì đến kẻ liều mạng đột ngột băng qua đường cao tốc, theo mình đây mới là nguồn gốc sâu xa đã gây ra vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Nhưng chắc chắn trong hồ sơ vụ án sẽ không 1 dòng nhắc đến danh tính của kẻ gây ra sự kiện kinh hoàng này. Mà hầu như tất cả các vụ án giao thông mà mình tham gia thì hình như nhân vật này đều bị lãng quên, 1 số nhanh chân thoát vào đám đông và đứng nhìn như người chứng kiến, 1 số thì tẩu thoát cho nhanh chẳng dại gì đứng ở đấy để đợi cơ quan điều tra thăm hỏi. Mà nếu có xác định được danh tính cụ thể thì…họ cũng chẳng bị sao vì trong chương các tội phạm về xâm phạm trật tự công cộng an toàn công cộng của Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định về hành vi cản trở giao thông đường bộ mà chỉ quy định về những hành vi cản trở giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Nạn nhân chết là do chiếc xe ca chèn qua chứ có phải do việc chạy băng qua đường của người đó gây ra đâu. Mà không có điều luật nào quy định chạy băng qua đường (đoạn Lò Sũ-Trần Quang Khải) là hành vi trái pháp luật (mà ở chỗ đó làm gì đã có đường hầm xuyên qua dưới lòng đường, nếu không đi ngang qua đường thì…bay à.Tự nhủ thầm, ơ các nhà làm luật tại sao lại bỏ sót hành vi cản trở giao thông đường bộ nhỉ!

    Trả lờiXóa
  4. Trần Anh13:40 6/12/11

    Theo luật sư thì ”biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là yếu tố con người. Tức là cần phải nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông” tức là công tác giáo dục, tuyên truyền?
    Trong khi đó: ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của tai nạn giao thông năm nay rơi vào 20/11/, ở Vn không hề thấy đài báo nói gì đến ngày này, chỉ lo nhắc nhở là ngày quốc tế các nhà giáo(?) và các bậc phụ huynh đổ xô tới thăm các thầy cô giáo của con em mình (tất nhiên là không quên cầm theo phong bì ;-)

    Trả lờiXóa
  5. Andzej Wittek16:03 7/12/11

    Tôi hay đi lại công tác ở Vietnam, và thấy các lái xe Vietnam rất chịu đựng và biết nhường nhịn trong tình trạng giao thông rất khó khăn. Tại Balan thì không có chuyện ấy, cãi vã gây gổ ngay ở Nga thì có khi còn rút súng ra cũng nên.

    Trả lờiXóa
  6. Trong mội bài nào trước luật sư có viết là phải thi bằng lái xe lại vì bằng hết hạn đã lâu vậy có mấy chú ý cho các lái xe mới nhận bằng như sau:
    1- Cùng một lúc đạp phanh và côn làm đường phanh dài hơn (nên đạp phanh trước và khi xe gần hết tốc độ mới đạp phanh để khỏi chết máy)
    2- Giữ tay lái 1 tay (tiện để chuyển số…) là không đúng, nên giữ ở tư thế 3h kém 15.
    3- Khi chuyển làn hoặc rẽ phải,trái không chỉ nhìn vào gương bên ngoài mà phải quan sát cả gương hậu trong xe nữa.
    4- Xe chở 1 người khác mà chở 4 người khác…phải thận trọng hơn.
    5- Rất quan trọng với các phụ nữ lái xe như luật sư: giầy cao gót và tóc xõa giảm tầm nhìn đều gây khó khăn vậy hãy chịu khó thay giầy và cặp tóc.
    6- Vừa lái xe vừa ăn uống (kể cả khi người khác đưa giúp) cũng có thể gây những phản xạ không mong muốn.
    7- Thời tiết tốt, đường vắng…có cảm tưởng an toàn hơn, nhưng đó là cảm giác nhầm, chính những lúc như vậy lại hay xảy ra tai nạn.
    8- Luôn áp dụng nguyên tắc: đi đến nơi về đến chốn, hay chậm mà chắc.

    Trả lờiXóa