Số lần ghé thăm

20/9/11

Du lịch sinh thái núi Ba Vì–Vùng đất linh thiêng và lịch sử

Trước Đại lễ hội 1000 năm Thăng Long-HN, ra đường đâu đâu cũng đông nghịt người từ các mọi miền Tổ quốc đổ về xem lễ hội 1 nghìn năm mới có 1 lần , nghe nói các hãng hàng không cháy vé về HN. Âý thế mà mới tang tảng sáng hội lớp 10 Trường PTCN Đống Đa của mình đã tụ tập ở bến đỗ xe Ngọc Khánh gần KS Daewoo để làm cuộc hành trình du lịch lên 1 vùng núi non được coi là phong thủy linh thiêng bậc nhất VN mà chỉ cách trung tâm HN nhõn 1 tiếng đi ô tô.

Đây là một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 héc ta nằm trên ở ba huyện : Ba Vì (HN) , Lương Sơn (Hòa Bình)–nơi sẽ diễn ra cuộc tranh hùng của các tay golfer nghiệp dư LHS7778 và huyện kế cận Kỳ Sơn cũng thuộc Hòa Bình. Núi Ba Vì không những là ngọn núi thần kỳ, mà là một trong những ngọn núi cổ nhất của nước Đại Việt. Những phát hiện về khảo cổ học vùng văn hóa cổ Ba Vì đã chứng tỏ đây là một vùng truyền thuyết lớn phát triển sớm trong lịch sử hình thành dân tộc. Núi Ba Vì còn là nơi ngự trị muốn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, Ngài là vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn). Sở dĩ gọi là núi Tản Viên vì núi này cao 1281 mét gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô . Cũng giống như các ngọn núi linh thiêng khác là dân lập đền thờ trên đó. Chân núi có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (gọi là Đức Thánh Tản). Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao trong đó núi Vua là cao nhất 1296m đặc biệt là trênđỉnh núi Vua có đền thờ Hồ Chí Minh-danh nhân văn hóa Trên dãy Ba Vì còn có nhiều cánh rừng nguyên sinh. Hệ sinh thái động thực vật của Ba Vì rất đa dạng. Người ta nói Ba Vì nổi tiếng vì còn là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam với các điểm du lịch như Khoang Xanh-Suối Tiên, Ao Vua, Đầm Long, Thác Đa, hồ Tiên Sa, suối nước khoáng Tản Đà, các đền thờ. Ở các độ cao 400m và 600m còn có hai khu nghỉ mát được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Đất nước nào đều có niềm tự hào về tài sản của quốc gia dân tộc đó, tài sản này là do thiên nhiên ban tặng cho đó là những vùng đất, ngọn núi tồn tại hàng triệu triệu năm bền vững với thời gian. Có những vùng đất ngọn núi trở thành biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh hằng của dân tộc đó trong sự vần vũ, đảo điên của trời đất …và là điểm tựa, niềm tin là nơi ngự trị của các đấng thượng đế, thánh nhân, thần linh, luôn phù hộ cho quốc gia chống lại những kẻ ngoại xâm nhằm tiêu diệt và đồng hóa dân tộc. Ví dụ: Người Nhật có ngọn núi Phú Sỹ, người Ấn Độ có núi Linh Sơn, người Trung Quốc có núi Thái Sơn ….còn người Việt Nam tôn thờ núi Tản Viên -1 trong 5 vùng đất linh thiêng của VN.
Nhân tiện chuyến du lịch viết vài nét về chủ đề có hay không có sinh khí trong đất là vấn đề hiện nay nhiều người đang quan tâm.Lâu nay người ta hay nói đến thuyết Phong Thuỷ đại loại nôm na là về sự hay không có tồn tại sinh khí trong đất đai. Có quan điểm cho rằng có tồn tại Sinh khí (tức là Long khí hay Nguyên khí) trong đất đai và các tác động quyết định của nó lên hài cốt và lên phần vô hình của người, trên cơ sở nguyên lý Thiên Địa Nhân hợp nhất, tương tự như tác động quyết định của Mệnh Môn Hoà trong nhân thể. Nói thật mình cũng chẳng hiểu lắm về thuật phong thủy nhưng thấy bảo để đá thạch anh ở trong nhà hay đeo trong người thì sẽ tốt cho sức khỏe và công việc thì cũng làm theo. Còn thực chất có tốt thật hay không thì …chịu.
Có người ví sinh khí trong đất đai tương tự như hệ thống Kinh, Mạch, Huyệt trong Đông y học và từ đó là sự phát hiện Trường sinh học nhân thể. Điều này dẫn đến một sự hiểu biết sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa con Người với Trời Đất, nghĩa là dẫn tới một Vũ trụ quan và Nhân sinh quan có tầm sâu nhất
Đã từ hai nghìn năm nay người VN coi ngọn núi Tản Viên là biểu tượng thiêng liêng vĩnh cửu về mặt nhà nước và của nhân dân vì gắn liền với huyền thoại đầy cổ kính Sơn tinh-Thủy tinh và còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Theo sách lịch sử thì Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tời phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền là vị tướng kiêm phù thủy dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước ta. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt. Ngoài ra núi Ba Vì còn mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất: Núi Ba Vì còn là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, là vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tứ bất tử gồm 4 vị thánh: Đức thành Tản Viên, Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Gióng và Đức thánh Chử Đồng Tử. Thứ hai là trên đỉnh cao nhất trong 3 đỉnh của núi Tản Viên bên cạnh đỉnh núi nơi thờ vị thần linh thiêng có đền thờ Bác Hồ mà hôm nay hội lớp 10 của mình hành hương lên đó dâng hương tưởng niệm. Thứ ba trong dãy núi Tản Viên có 1 khu di tích lịch sử có cái tên đặc biệt là K9 , K284 được Bác Hồ chọn làm căn cứ địa cách mạng từ những năm 57 . Vùng này còn có tên Đá Chông nằm ở chân núi bởi nơi đó có những tảng đá dựng đứng sắc cạnh như những ngọn chông . Về mặt phong thủy thì đây là địa thế “tiền thủy - hậu thạch”, tức là trước mặt nơi hội tụ của ba dòng: sông Hồng, sông Đà, sông Thao và dựa lưng vào núi Tản Viên, nước sông Đà chảy từ bên trái sang bên phải “Trường lưu thủy”, tất cả đều chảy về biển lớn, nhìn toàn cảnh hình thế tay ngai, mạch đất linh thiêng. Còn thứ tư theo mình cái đặc biệt nhất mà không nước nào có được đó là ngọn núi huyền thoại này lại thuộc thủ đô Hà Nội . Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, hiểu sâu sắc ý nguyện của Người nhằm bảo tồn, giữ vững linh khí hồn thiêng nước Việt, Đảng và Nhà nước đã xây dựng trang nghiêm khu K9, Đá Chông, đặc biệt xây dựng đền thờ Người trên đỉnh cao nhất trong ba đỉnh của núi Tản Viên, Ba Vì (Hà Tây cũ).









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét