Số lần ghé thăm

27/9/11

Nạn tham nhũng

Tham nhũng là quốc nạn của mọi quốc gia trên thế giới không phải của riêng 1 nước nào. Chừng nào còn nhà nước chừng đó tham nhũng vẫn còn tồn tại...
Tham nhũng chỉ biến mất cùng với sự tiêu vong của nhà nước. Chẳng vui vẻ khi vấn nạn tham nhũng đang phát tán ngày càng rộng rãi trong giới công chức ở các cấp, các ngành . Một cuộc nghiên cứu về tham nhũng tại VN cho thấy phần lớn công chức tham nhũng quá lớn (gần 1/3). Có ý kiến cho rằng chúng ta đang phải chấp nhận "sống chung" với tham nhũng mà không có cách nào loại trừ. Nhiều người dân sẵn sàng chi thêm một ít tiền để "được việc" và tham nhũng là "kết quả của cách hành xử từ hai phía chứ không phải là chỉ một phía bên công quyền"
Để hạn chế nạn tham nhũng có nhiều biện pháp nhiều cách làm ...và mỗi nước tìm kiếm và áp dụng biện pháp hạn chế nạn tham nhũng phù hợp với đặc điểm của từng nước . Cũng cần phải ghi nhận thời gian qua VN cũng đã có cố gắng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng chứ không phải không làm gì và cũng có kết quả . Nhất là khi Luật phòng chống tham nhũng được ban hành...Bên cạnh đó là nhà nước thường xuyên rà soát để loại bỏ các thủ tục trong lĩnh vực hành chính công để hạn chế thói vòi vĩnh sách nhiễu .
Chiều nay mình có phiên tòa hành chính cũng có thế lấy làm ví dụ về sử dụng tòa án như 1 biện pháp tư pháp để hạn chế tham nhũng trong lĩnh vực đất đai .
Để duy trì bộ máy hành chính điều hành quản lý xã hội, nhà nước nào cũng ban hành thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính thực hiện. Thủ tục hành chính nhiều phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội, là nguyên nhân tiềm ẩn tạo ra vấn nạn tham nhũng-căn bệnh trầm kha của mọi quốc gia. Do đó cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, nhằm loại bỏ những khâu bất hợp lý và phiền hà sẽ ngăn chặn tệ cửa quyền, hạn chế được tham nhũng, hối lộ và tránh được các vi phạm pháp luật.
Để thực hiện mục tiêu hoàn thiện nền hành chính ngày 10/1/2007 Chính phủ ban hành Quyết định số 30 phê duyệt Ðề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (gọi tắt là Ðề án 30). Do 1 Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, tập hợp 20 thành viên là những cán bộ có năng lực trong các lĩnh vực kinh tế và pháp lý, làm việc chuyên trách. Ðồng thời, tại 24 bộ, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đã thành lập 87 tổ công tác thực hiện Ðề án 30 để điều phối, tổ chức hoạt động cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, địa phương. Những kết quả đạt được của đề án này chính là biện pháp hữu hiệu kiểm soát, phòng, chống tham nhũng vì các lý do sau:
VN thường bị coi là nước có nhiều thủ tục hành chính tù mù. Ðề án 30 ra đời nhằm thống kê để công khai trên mạng Internet các thủ tục hành chính đang được áp dụng tại bốn cấp chính quyền; tiến hành rà soát để đơn giản hóa các thủ tục hành chính và các quy định có liên quan đã được thống kê theo ba tiêu chí lớn: sự cần thiết, tính hợp lý và tính hợp pháp.
VN cũng bị coi là nước có nhiều quy định chồng chéo mâu thuẫn từ trung ương đến địa phương. Ðề án 30 được triển khai nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VN cũng hay bị chê trách là có giới công chức cửa quyền xa rời dân lại hay sách nhiễu dân. Nên đề án này đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính các cấp.
Ðề án 30 thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, cũng như thực hiện các cam kết khi tham gia WTO.
Ðề án chia thành ba giai đoạn thực hiện.
- Giai đoạn một: thực hiện thống kê thủ tục hành chính tại tất cả các cấp chính quyền (bao gồm hơn 10.000 đơn vị cấp xã, khoảng 700 đơn vị cấp huyện, 1.300 sở, ngành cấp tỉnh, 400 vụ, cục, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ). Với nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống chính quyền, lần đầu sau 64 năm thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta đã tập hợp, xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính áp dụng tại bốn cấp chính quyền với hơn 5.700 thủ tục hành chính, 7.870 văn bản quy định và hơn 85.000 biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính.

- Giai đoạn hai: Thực hiện rà soát thủ tục hành chính theo các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý và tính hợp pháp của thủ tục hành chính và các văn bản, quy định có liên quạn Thực hiện thành công giai đoạn này là nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo của đề án, góp phần hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy, đồng thời chống suy giảm kinh tế, thúc đẩy đầu tư, tạo việc làm cho xã hội. Hiện nay là chuẩn bị kết thúc giai đoạn 2.

- Giai đoạn ba: Tổ chức thực hiện các kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Việc tích cực triển khai Đề án 30 thể hiện sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với những cam kết về việc xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả góp phần phòng chống tham nhũng và lãng phí, thực hành tiết kiệm thông qua việc đơn giản hóa, minh bạch hóa và loại bớt các TTHC rườm rà, không cần thiết, giảm chi phí trong thực hiện các TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Ngày hôm nay tại Bộ tư pháp đã có 1 cuộc tọa đàm giữa các đại diện của vụ/cục chức năng trong Bộ: vụ con nuôi, vụ bổ trợ tư pháp, vụ công chứng, vụ luật sư, trợ giúp pháp lý, cục giao dịch bảo đảm với 1 số luật sư của đoàn luật sư HN để đóng góp ý kiến cho các báo cáo kết quả rà soát các thủ tục hành chính của Bộ tư pháp .
Có 7 luật sư của Đoàn luật sư TP. Hà nội được Liên đoàn luật sư toàn quốc chọn theo đề nghị của Tổ công tác đề án 30 của Bộ tư pháp đóng góp vào kết quả rà soát thủ tục hành chính các lĩnh vực phụ trách của Bộ tư pháp trong đó có lĩnh vực luật sư liên quan đến trực tiếp đến hành nghề của mình.






.........................................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét