Số lần ghé thăm

30/1/12

Mổng 5 Tết, ngày Lễ hội Ngọc Hồi-Đống đa

Lễ hội Ngọc Hồi-Đống đa kỷ niệm trận đánh lịch sử có 1 không 2 của nhân loại-chỉ trong 5 ngày vua Quang Trung trực tiếp điều binh từ miền Nam tiến ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh (có sách ghi là hơn 20 vạn) giải phóng kinh đô Thăng Long khỏi ách đô hộ của quân xâm lược ngoại bang-người láng giềng xấu tính luôn có dã tâm thôn tính nước ta.
Sử sách đã chép lại quân Thanh đạp lên nhau mà chạy, xác chết chất cao thành núi, nay là Gò Đống Đa huyền thoại. Hôm qua, ba mình bảo:”Năm nay lễ hội Đống Đa to lắm, kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi, hai mẹ con nên đi lễ hội để tìm hiểu nguyên nhân vì sao nước ta tuy nhỏ bé gấp nhiều lần nước Trung Quốc, nhưng nếu buộc phải chiến đấu thì luôn luôn chiến thắng”. ( Ba mình là Nhà Sử học, Nhà Dân tộc học đồng thời là Nhà giáo Nhân dân Phan Hữu Dật, là người thứ 2 giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội). Câu nói hàm ý sâu xa của ba mình bất giác làm mình nhớ lại hôm liên hoan tất niên, trong câu chuyện phiếm mình nghe lỏm hình như ai đó nói đại loại: có 1 tờ báo (chẳng nhớ tên) của Trung Quốc đưa tin chỉ trong 4 ngày là Trung Quốc chiếm được VN! Chẳng biết thật hay đùa… nhưng thực tế là lãnh thổ VN ở phía Bắc không còn bắt đầu từ “ Mục Nam Quan ...đến Mũi Cà Mâu” nữa rồi.
Thế là hai mẹ con sáng nay “khăn gói quả mướp” đi Lễ hội Ngọc Hồi –Đống Đa. Khoảng 9 giờ sáng hai con mình đến gò Đống Đa. Từ đằng xa đã nhìn thấy Cổng chào với dòng chữ “Kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa".
ai đó đặt câu hỏi: Tại sao quân Tây Sơn chiến thắng nhiều đồn có quân Mãn Thanh đóng nhưng Lễ hội chỉ ghi chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa? Mà Ngọc Hồi và Đống Đa –là 2 địa danh khác nhau: Ngọc Hồi là ở mạn huyện Thanh Trì, chỉ có Đống đa là ở đây (trước kia có tên gọi là Hoa Sơn). Cũng để tiện theo dõi các hoạt động của Lễ hội trước hết chúng ta cùng ôn lại lịch sử lớp …4 một chút nhé: Năm 1789 trước sự kiện vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, rước quân Thanh vào để củng cố ngôi vị của mình. Nhân cơ hội quân Mãn Thanh kéo quân chiếm luôn thành Thăng Long. Lúc đó Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đang trấn giữ Bình Định, trước cảnh đất nước lâm nguy, đã theo lòng dân xưng vua lấy tước hiệu Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Lịch sử đã ghi lại cuộc diễu binh thần tốc và tài quân sự tuyệt vời của vị Hoàng đế áo vải đã làm nên chiến thắng vô cùng hiển hách có lẽ ngàn ngàn năm sau người Trung quốc cũng không bao giờ quên được nỗi nhục nhã của sự thua trận bởi 1 dân tộc nhỏ hơn mình gấp nhiều lần, mà chỉ trong có 5 ngày (bắt đầu ngày 29 Tết cho đến ngày Mồng 5 tết thì đại thắng. Các tướng lĩnh Mãn Thanh, Đề đốc Sầm Nghi Ðống chỉ huy đồn Khương Thượng phía Tây Nam thành Thăng Long khiếp sợ treo cổ tự vẫn ở gò Đống đa Tại bản doanh ở thành Thăng Long, Đại Nguyên soái Tôn Sĩ Nghị sợ quá không kịp mặc áo giáp, không kịp thắng yên ngựa, vứt bỏ cả ấn tín vượt cầu phao chạy qua sông Nhị, nhắm ải Nam quan chạy về nước thoát thân.Vua Chiêu Thống cũng chạy theo Tôn Sĩ Nghị Tướng sĩ thấy chủ tướng bỏ chạy, rùng rùng chạy theo, lấn nhau qua cầu phao. Cầu không chịu nổi sức nặng bị đứt, ném tung hàng vạn quân địch xuống sông. hực ra nhà vua dự đoán 7 ngày lấy lại thành nhưng nhà vua vào thành Thăng Long trước kỳ hẹn hai ngày.
Sử sách ghi chép lại những câu nói bất hủ của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ như:
- Trước khi tiến quân về Thăng Long, vua Quang Trung dừng chân đóng quân ở Nghệ An để tuyển mộ thêm binh, trữ thêm lương thực.Nhà vua tuyên bố: “ Chúng nó sang chuyến này là mua lấy cái chết đó thôi. Ta đã định mẹo cả rồi. Dẹp yên giặc chỉ trong mươi ngày là xong”. Lúc đó chẳng có ai tin điều này cả.
- Ngày 29 Tết nhà vua cho mở tiệc để tướng sĩ ăn Tết trước. Trong bữa tiệc nhà vua nói: "- Bữa nay ta hãy ăn tết Nguyên Ðán trước. Sang xuân ngày mồng 7, vào Thăng Long, sẽ mở tiệc ăn tết Khai Hạ. Lại nói: - Xuân sang, một là ăn tết, hai là chịu chết". Có nghĩa là có thể thành công mà cũng có thể thất bại, mà thất bại thì chỉ có chết.
- Từ sáng ngày 30 Tết nhà vua truyền lệnh xuất quân. Vua nói: "- Ta đến mà địch không biết, là địch ngủ ta thức. Ta đánh mà địch không đề phòng, là ta chém kẻ tay không. Ta nhất định thắng". Tiếng hoan hô vang trời, khí thế mạnh chuyển núi.
- Mồng 3 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) lúc nửa đêm nghĩa quân vây đồn Hà Hồi, quân Thanh khiếp sợ, không còn gan chống cự, vội vã kéo cờ hàng. Nghĩa binh lấy trọn quân lương và khí giới. Qua đêm mồng 5, vừa cuối canh tư, nhà vua sai dồn tất cả lương thực vào một chỗ rồi cho đốt sạch, và bảo tướng sĩ: "- Hễ thắng giặc thì được no, thua giặc thì chết đói". Lại lấy mấy thước khăn vàng quấn vào cổ và thề: "- Nếu không thắng được giặc thì chết với khăn này chớ nhất định không lui". Ðoạn xắn tay áo, xách Ô Long đao nhảy lên mình voi, thúc quân tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Voi trận đi trước, quân lính theo sau đi như gió cuốn.
Chiến thắng Ngọc Hồi là chí mạng có ý nghĩa quyết định cho toàn bộ chiến dịch. Ðồn Ngọc Hồi giữ vị trí quan trọng nhất trong hệ thống phòng ngự của địch. Lực lượng có trên 3 vạn quân tinh nhuệ. Khi quân Tây Sơn đánh vào đồn quân tử trận và bị bắt hơn hai phần. Còn chừng một phần sống sót kéo nhau chạy. Quân địch lớp chôn thây trong bùn lầy, lớp bị voi chà, không còn một tên sống sót. Lực lượng Ngọc Hồi bị tiêu diệt toàn bộ. Trong khi Ngọc Hồi bị tiêu diệt thì đồn Khương Thượng nằm phía tây nam thành Thăng Long cũng bị tiêu diệt luôn. Tướng Sầm Nghi Đống bỏ chạy đến Hoa Sơn thì treo cổ tự vẫn. Hàng vạn quân Thanh bị quân Tây Sơn truy đuổi, chết xác chất đống cao thành gò ở Đống đa. Riêng đạo quân Thanh đóng ở Sơn Tây, tuy không bị tấn công, nhưng cũng hoảng sợ, rút chạy về nước. Quân Mãn Thanh bị quét sạch. Bắc Hà hoàn toàn được giải phóng.
- Chiều mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (30.1.1789), Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng. Chiếc chiến bào của nhà vua đỏ thắm đã bị thuốc súng nhuộm thành màu đen. Trăm họ chật đường nghênh tiếp. Tiếng reo hò của nhân dân và của binh sĩ vang dội một góc trời. Theo đúng lời hẹn, Vua Quang Trung cho tướng sĩ ăn tết một lần nữa.
- Nhân dân Bắc Hà nô nức mang bánh chưng, mổ thịt ủng hộ quân Tây Sơn
- Thủ tục dâng hương tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và đoàn quân Tây Sơn đã tạo nên một trong những chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.Đến phần dâng hương, vì đông quá nên hai mẹ con loanh quanh 1 lúc đợi vãn mới quay lại thắp hương. Mình chứng kiến rất nhiều lớp người đến kính cẩn thắp hương nghiêng mình trước tượng vị vua –người anh hùng của dân tộc. Đấy là sự thể hiện lòng biết ơn của người dân Bắc Hà đối với vua Quang Trung (vì quê hương của vua Quang Trung là ở Bình Định chứ không phải ngoài Bắc)
Đặc biệt mình nhìn thấy có những người dân quý lạy vô cùng thành kính, tại sao họ có thái độ thế nhỉ.Mình nghe ba mình nói có rất nhiều người tuy không mang họ nhà Tây Sơn để tránh sự trả thù của Nguyễn Phúc Ánh (vua nhà Nguyễn năm xưa) nhưng là hậu duệ của vua Quang Trung lưu lạc sống trên đất Bắc và cả lên miền núi của người Thượng.
Đặc biệt là có hủ tục: quán ăn la liệt, các hàng bày bán đồ Trung quốc. Hiện nay đồ hàng Trung Quốc gần như độc chiếm thị trường VN vì mặt hàng đẹp, mẫu mã đa dạng, lại rẻ nên tuy chóng hỏng nhưng đánh vào thị hiếu của dân. Dân trí không cao nên không có tư tưởng "tẩy chay" hàng ngoại đã vô hình chung đã bóp chết nền sản xuất đồ chơi (kể cả hàng tiêu dùng) của VN. Đó là thói hư tật xấu của người VN là sính hàng ngoại, tham rẻ không cần bền, không có tinh thần "phù nội".
Lễ hội không đề cập gì đến thời kỳ hậu Tây Sơn thời kỳ đau xót nhất của những cuộc thanh trừ trả thù không còn tình đồng loại. Mình chạnh lòng nhớ lại lịch sử ghi chép, sau khi Quang Trung băng hà, con là Quang Toản lên ngôi, bắt đầu thời đại suy tàn của nhà Tây Sơn. Sau khi được hậu thuẫn của ngoại bang để phục hồi nhà Nguyễn, bắt đầu thời kỳ trả thù man rợ những người đã phò Tây Sơn. Biết bao tướng lĩnh Tây Sơn bị giết hại, con cháu nhà Tây Sơn bị truy lùng để “nhổ cỏ tận gốc”, chỉ 1 vài người may mắn sống sót do thay tên đổi họ, mộ phần của vua Quang Trung bị khai quật, tán xương trộn thuốc súng để bắn, đầu lâu thì làm nơi đi tiểu. (Nhưng vừa qua ở HN vừa có cuộc hội thảo về nhà Tây Sơn thì lại có tin lăng mộ của vua Quang Trung không bị khai quật). Mình không biết cụ thể chỉ biết các tướng lĩnh phò Tây Sơn bị hành hình quá thảm khốc chẳng khác cuộc đàn áp khởi nghĩa nô lệ của Xpactacut thời La mã như: Tướng Trần Quang Diệu bị lột da, bị dìm chết, nhưng có lẽ chết thảm nhất từ cổ chí kim có lẽ là liệt nữ Bùi Thị Xuân nữ tướng của vua Quang Trung. Không những thế mà Nguyễn Phúc Ánh còn tàn sát cả những người con cùa vị liệt nữ này (con nhỏ thì cho vào bao tải đập chết, con lớn thì cho voi xé xác phanh thây). Mục đích của nhà Nguyễn cốt xóa sạch dấu tích nhà Tây Sơn vĩnh viễn, nhưng sự tàn bạo đó cũng không thể xóa được hình ảnh vua Quang Trung cũng như những chiến công của nhà Tây Sơn đối với giang sơn gấm vóc VN ra khỏi lòng dân. Bằng chứng là cứ mỗi độ xuân sang, vào ngày Mồng 5 Tết khắp nơi trên đất nước đâu đâu cũng mở lể hội kỷ niệm tưởng nhớ vua Quang Trung và chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm. Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa năm nay đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, làm tăng thêm ý chí quật cường hào hùng của dân tộc.
Bài học rút ra: Hiện nay có 1 bộ phận người dân thờ ơ với quá khứ hào hùng của dân tộc, chỉ biết sống an phận, không tham gia các lễ hội truyền thống, không ôn lại sử sách về truyền thống dân tộc. Mà truyền thống dựng nước và giữ nước của VN là gắn liền với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm vì VN có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á. Từ phía Nhà nước cần có nhiều hoạt động nhắc lại truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông, để nâng cao niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau (tuy rằng rất tốn kém và còn ảnh hưởng đến công việc sản xuất vì tổ chức một lễ hội với quy mô như Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi –Đống Đa phải huy động sức mạnh toàn dân chứ không có Tổ chức hay Công ty biểu diễn nào đảm đương được).






2 nhận xét:

  1. Trấn Tiến Lực14:44 31/1/12

    Có quan điểm cho Quang Trung là giặc cỏ, tự xưng vua...không hiểu có nhà sử học nào đề cập vấn đề này không?

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh12:44 14/12/12

    Sao mọi người không biết câu " Bao giờ cho đến gió nồm....", lúc đó ngời xưa mong có gió nồm để thuyền chúa Nguyễn Ánh ra đánh Tây sơn???

    nhà Tây Sơn bị đánh bại bởi chúa Trịnh, phải cầu hòa, mở ải quan, vì lúc đó phía bắc là chúa TRỊNH, phía nam là Nguyễn, Tây Sơn đang thế kẹt ở giữa, ...

    Nhà Tây Sơn truy sát nhà Nguyễn tận cùng, d0o1 là lửa, thì việc Nguyện Ánh trả thù lại dù không tốt, không đùng là khói đấy chăng

    Trả lờiXóa