Số lần ghé thăm

2/1/12

Tục bắt chồng ở Tuyên Quang-1 hủ tục cần xóa bỏ

Một ngày cuối năm 2011 Công ty luật của mình có 1 người khách đặc biêt- 1 cậu bé mới hết tuổi vị thành niên, người dân tộc Sán Dìu quê tận 1 xã vùng sâu vùng xa Tuyên Quang mặt tái nhợt vì sợ hơn là lạnh, nói tiếng Việt không sõi …đến nhờ luật sư tư vấn giúp đỡ để thoát khỏi vụ án hình sự về quan hệ với trẻ dưới 16 tuổi …
nguyên do chỉ vì cái hủ tục bắt chồng truyền thống ở cái vùng núi Tuyên Quang …Tuy bận núi việc và ngại làm án hình sự (bởi lĩnh vực hình sự thì cánh luật sư dù có thiện chiến mấy cũng ít cơ hội để xoay chuyển tình thế với mớ chứng cứ do chính cơ quan điều tra buộc tội thu thập) nhưng mình động lòng thương nên quyết đinhh giúp …với việc giao hẹn trước…” cô sẽ cố gắng nhưng có khỏi bị tù hay không còn phụ thuộc vào hồ sơ …”. Như thường lệ, mình yêu cầu cậu ta viết tường trình để nắm bắt sự việc xác định hướng tư vấn…Sau 1 tiếng đồng hồ đánh vật với bút và giấy …cuối cùng thằng bé cũng đã nộp bản thu hoạch.. Mất từng ấy thời gian đọc đi đọc lại những dòng chữ sai chính tả be bét và không thể xếp hạng được vì trình độ tiếng Việt quá kém…mình đã hình dung được sự việc ….dường như đó là một vở kịch được dàn dựng có mục đích bắt thằng bé này làm chồng …trẻ con …cô dâu tương lai sinh năm 1996…đại diện là ông anh rể với bà chị ruột của cô dâu nhí- vai chính đồng thời là nạn nhân của tục bắt chồng -1 hủ tục cổ hiện vẫn tồn tại trong những vùng sâu vùng xa ở miền Bắc Việt Nam như lời ba của mình –Nhà dân tộc học Phan Hữu Dật nói.
Với những chi tiết dàn dựng thoạt nhìn tưởng tình cờ, ngẫu nhiên và không liên quan đến nhau như : liên hoan, uống rượu, đưa nạn nhân vào phòng cô dâu tương lai …rồi đạo diễn xuất hiện bắt quả tang, lập biên bản, bắt viết cam kết là đã có quan hệ bất chính…rồi hôm sau mang cái giấy này như một “cái thừng sỏ mũi trâu” đến nhà chú rể bắt bố mẹ cam kêt cho cưới...rồi 2 bên đi lại như thông gia …rồi tất yếu (nếu như suôn sẻ) là màn đám cưới trẻ con trước bàn dân thiên hạ có sự chứng kiến của chính quyền ...nhưng không hề có bất kỳ trở ngại nào ..trong khi Luật hôn nhân và gia đình từ thời Bác Hồ năm 1959 đã kiên quyết xóa bỏ tục lệ tảo hôn …với quy định nghiêm khắc: nam phải đủ 20 nữ phải đủ 18 tuổi mới được kết hôn và mọi cuộc hôn nhân phải trên cơ sở tự nguyện, có tìm hiểu…Mình chợt nhớ lại mấy năm trước ở 1 huyện nông thôn miền Nam rộ lên vụ án hình sự khởi tố chồng “hiếp dâm vợ “ trong khi đôi vợ chồng này đã có 1 mặt con 10 tuổi …nhưng sau do công luận lên tiếng và giới luật sư vào cuộc mổ xẻ những khía cạnh đạo đức và hình sự nên hình như sau đấy cơ quan công an huyện nọ đã đình chỉ khởi tố tha cho người chồng tội nghiệp thì phải.
Quay về vụ này thì lại có 1 cái hậu không suôn sẻ đó là chú rể (bắt đắc dĩ) và gia đình chú rể không muốn làm đám cưới khi cô dâu chưa đủ 18 tuổi ...thế là mới có chuyện 1 năm sau khi bắt chú rể viết cam kết đã “quan hệ bất chính” thì bên nhà gái do ông anh rể đạo diễn mới phát đơn báo công an..Thế là công an vào cuộc và gửi trát lệnh cho chú rể đến để điều tra…và chắc là khó mà tránh khỏi can tội theo điều 112 Bộ luật hình sự…(hình như  sau này cô dâu nhí cũng phát đơn tố cáo chú rể…hiếp dâm mình…). Mặc dù chắc chắn là không thể có việc trưng cầu giám định để xác định chi tiết tối thiểu nhất của sự buộc tội “chú rể và cô dâu trẻ con đã ăn cơm trước kẻng” . …Thế nhưng thằng bé gần như tuyệt vọng và hoảng hốt vì ngày mai công an hình sự phường Minh Khai quận Hai Bà Trưng đã có giấy gọi nó để bỏ tù nó ...như lời đe dọa của ông anh rể cô dâu vì can tội ...bị bắt làm chồng nhưng không chịu cưới! Đúng là “phép vua thua lệ làng”…
Trời càng về chiều càng lạnh buốt… dẫu bao nhiêu việc cuối năm và những phiên tòa vội vã để kết thúc năm cũ…mình vẫn kiên nhẫn tư vấn giải thích cho vị thân chủ trẻ con này, mà chủ yếu là trấn an tinh thần để bình tĩnh khai báo tường trình sự việc đã xẩy ra 1 năm trước đây với công an …Kết quả làm việc hôm sau, theo tin báo của ông bố chú rể: Công an lấy lời khai từ 9 giờ sáng đến …hơn 10 giờ đêm ngày tất niên của năm 2011 mới thả cho về sau khi bắt ông  bố viết cam kết khi công an gọi là ông con phải có mặt…Dẫu mừng vì thân chủ trẻ con được ăn một cái Tết tây không phải ở trong nhà tạm giam của quận …nhưng không hiểu sao mình cảm thấy có một viên đá tảng đè nặng lên tâm trí….là nỗi trăn trở vì những vi phạm pháp luật Luật hôn nhân và gia đình vẫn hàng ngày hàng giờ xảy ra ..nhưng có lẽ ít bị xử lý bởi thái độ bàng quan của chính những người liên quan đến vụ án bắt chồng…có thể cả chính những người đang thi hành pháp luật chắc cũng không quan tâm đến mục đích động cơ của những vai chính trong vở bi kịch này…Đã xây dựng một nhà nước pháp quyền thì mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý kịp thời chứ!
.................



7 nhận xét:

  1. Trần Tiến Lực Lhs7778 A903:38 3/1/12

    2004, quốc hội Iran thông qua đạo luật phụ nữ trên 15 tuổi mới được lấy chồng và bây giờ tổng thống Ahmadinezad đề nghị nâng lên thành 16-18 tuổi.
    Nói chung là phụ nữ phải trên 20 tuổi mới nên thành lập gia đình khi có những khả năng nhận thức xã hội nhất định.

    Trả lờiXóa
  2. P.Q.Thái C3 lhs777815:28 3/1/12

    Luật là luật, dân tộc kinh, tày, hay dân tộc "nhắng" nào cũng phải tuân thủ thôi phạm tội thì chịu án chứ không được vin vào lệ làng...Còn nếu ở huyện bản nào mà văn minh chưa tới thì phải kiểm điểm cả mấy anh bộ đội cụ Hồ làm công tác tuyên truyền kém.

    Trả lờiXóa
  3. Trần Vân Anh21:40 3/1/12

    Tục lệ (khác với hủ tục) địa phương nào cũng có. Chuyện gả chồng lấy vợ cho con các bậc cha mẹ và gia đình đặc biệt quan tâm, thường bố mẹ biết rõ hơn ai cả là con mình cần lấy ai cho hợp…Con cháu nên nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ. Chỉ tiếc rằng hiện nay nhiều xu hướng hiểu sai về những yếu tố tích cực của các tục lệ rồi đôi khi dẫn đến hình sự như trường hợp kể trên.

    Trả lờiXóa
  4. Chu Phan Liên00:24 5/1/12

    Vì bản chất mê muội của con người nên mới sinh ra tôn giáo như một thứ vũ khí để cai trị và điều khiển dân. Tất cả mọi tôn giáo đều là những liều thuốc đầu độc dân đen và mỗi tôn giáo đều đặt ra các luật lệ, quy định của mình, cái gì không chấp nhận với được với đạo này thì lại chấp nhận được với đạo khác. Chính tôn giáo biến con người thành những kẻ sùng bái quái thai, tội phạm khủng bố…Nếu thế giới này mà không bị chia rẽ bởi tôn giáo và chính trị thì lịch sử cận đại loài người đã không đẫm máu với nhiều cuộc chiến như vậy. Phê phán sự mê muội tín ngưỡng của con người nhưng không phê phán con người, họ cũng chỉ là nạn nhân, bản chất „con người” là tốt (không kể dân tộc nào).

    Trả lờiXóa
  5. Nghiêm Phú Hồng (lhs 7778 QS)14:03 5/1/12

    Ai bảo người dân tộc ngây ngô? Khôn hơn khối người kinh, có ông người quen dân tộc Tày (Việt kiều ở Nga)kiếm tiền giỏi và...làm thơ hay. Vì vậy nhiều người dân tộc ngụy biện cho các hành vi sai pháp luật của mình bằng tục lệ của dân tộc hay bản làng.Vẫn phải nghiêm trị để làm gương.

    Trả lờiXóa
  6. Andzrej Witek16:24 5/1/12

    Bài viết chỉ ra cuộc sống hiện thực Việt nam, đưa ra vấn đề xã hội sâu xa, nhưng trên quan điểm luật pháp cũng không đơn giản như nhiều bạn nghĩ.
    Không hiểu luật hôn nhân và gia đình ở Việt nam thế nào, chứ ở Balan có điều khoản như sau:
    ” Thành niên là những người đủ 18 tuổi. Nếu chưa đủ tuổi 18 vẫn có thể được pháp luật công nhận là thành niên khi được cơ quan thẩm quyền (tòa giám hộ) công nhận hôn nhân (cho phép lấy vợ lấy chồng). Theo điều 10 của Bộ luật gia đình và giám hộ, tòa giám hộ có thể cho phép kết hôn với phụ nữ trên 16 tuổi nếu khi tòa cho rằng cuộc hôn nhân này là giải pháp tốt cho gia đình tương lai của người phụ nữ trẻ trên. Quyền được hưởng trạng thái thành niên này sẽ không bị mất đi kể cả trong trường hợp hủy hôn nhân hoặc li dị.”
    Trong trường hợp này nếu luật pháp Viện nam có điều khoản tương tự thì việc lấy vợ chồng sớm hơn 18 tuổi không nhất thiết là phạm pháp…
    PS. Còn nếu sinh con ở bệnh viện thì đối với những phụ nữ trẻ này phải xuất trình đăng ký kết hôn thì mới được mang con về nếu không có thì phải trờ quyết định của toà giám hộ…
    Hơi phức tạp về khái niệm để phân biệt trẻ con, thiếu niên, thành niên trong con mắt luật pháp đúng không các bạn :)

    Trả lờiXóa
  7. Lê Công Minh14:16 10/1/12

    Hiện tượng ép duyên không chỉ có ở một số dân tộc thiểu số của Vn mà ngay cả ở châu âu cũng có. Cụ thể là ở Đức: theo báo cáo của tổ chức bảo về quyền phụ nữ Terre des Femmes thì chỉ riêng trong năm 2008 có khoảng 3,2 nghìn phụ nữ yều cầu sự can thiệp của các cơ quan trợ giúp các vấn đề xã hội. Mức độ của việc ép duyên trong xã hội thực tế còn lớn hơn nhiều vì theo báo cáo trên chỉ 1/3 số phụ nữ đủ can đảm để chống lại quyết định của gia đình, hoặc biết tiếng Đức đủ để yêu cầu giúp đỡ. Theo giáo sư A.Findikci thì hàng năm số lượng khoảng 30 nghìn trường hợp như vậy và không chỉ phụ nữ mà cả đàn ông (trong năm 2008 có hơn 200 trường hợp). Theo báo cáo trên nguyên nhân là do các bố mẹ vì hám tiền, thường là thỏa thuận trước từ khi con cái còn nhỏ…Cả nước Đức vẫn còn chưa quên vụ của một gia đình Thổ nhĩ Kỳ (cộng đồng lớn nhất ở Đức) 2 anh trai bắn chết cô em gái giữa ban ngày trên đường phố Berlin chỉ vì cô em không nghe lệnh của gia đình. Vấn đề cũng phải chỉ liên quan đến những gia đình theo đạo hồi, có cả đạo phật, thiên chúa giáo .v.v. (các gia đình từ cộng đồng Vn, Serbia-Kosova, Irak…)

    Trả lờiXóa