Hôm nay thứ sáu, ngày 13, không hiểu sao người châu âu thường rất kỵ ngày này? Nhân ngày tết cổ truyền dân tộc mình sẽ lần lượt giới thiệu một số bài viết liên quan đến sự kiện này.
Theo phong tục tập quán truyền thống của người VN, lễ hội nhân dịp đầu xuân có truyền thống lâu đời và được kéo dài cho đến rằm tháng Giêng...Chả thế có câu "Tháng Giêng là tháng ăn chơi...", năm nay chính phủ cho phép ngày nghỉ Tết kéo dài gần 10 ngày...còn dân gian thì vưỡn cho phép sau ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Xin điểm qua một số đền chùa nổi tiếng quanh Hà nội mà hẳn các bạn đã biết đến: Đền Ghềnh, Chùa Aí mộ, Chùa Bồ Đề, Chùa Bà, Chùa Lâm du, đền Lâm du...
rất nhiều người hành hương về đây để đi lễ vì nghe nói đền chùa ở đây rất linh thiêng như Đền Ghềnh và Chùa Bồ Đề- có nghĩa là cứ thành tâm thì cầu được ước thấy, có vận hạn thì đến giải hạn thì hết.
Đền Ghềnh
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà nội hẳn biết quanh HN có hai ngôi đền lạ...1 ngôi đền Chử thờ thần nhân và 1 ngôi đền thờ 1 nhân vật lịch sử-1 người phụ nữ hoàng phái gắn liền với vị anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ- bà là Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân.
Phường Bồ Đề, quận Long Biên-là một địa danh đi vào lịch sử, nơi từng là đại bản doanh của Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỷ XV. Trước năm 2004, Bồ Đề là một xã của huyện Gia Lâm, nay là một phường của quận Long Biên. Nơi đây có Đền Ghềnh nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người đến lễ bái, thăm quan.
Tóm lược lại lịch sử ngôi đền linh thiêng này như sau:
Đền Ghềnh có tên khác là Thiên Quang linh từ, thờ một nhân vật lịch sử là công chúa Lê Ngọc Hân, con gái vua Lê Hiển Tông và mẹ là bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh (tên quen gọi là làng Nành), huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1786, sau khi đem quân ra Bắc, hoàn thành sứ mệnh “Phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ vào cung yết kiến, trao quyền bính lại cho Vua Lê và được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Lê Ngọc Hân vừa tròn 16 tuổi. Ngọc Hân là một cô gái tài sắc hơn người, kiều diễm, đoan trang. Nguyễn Huệ là bậc hào kiệt, nể trọng nhà Lê nên tình yêu giữa hai người ngày càng đằm thắm, mặn nồng.
Ngọc Hân theo chồng vào Phú Xuân (Huế), gắn bó đời mình với sự nghiệp của người anh hùng “áo vải cờ đào” bằng một sự đồng cảm đặc biệt. Năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, Ngọc Hân được phong là hoàng hậu Cung Bắc. Nhưng chỉ mới sáu năm chung sống, năm 1792, Quang Trung đột ngột băng hà ở tuổi 39, để lại cho hoàng hậu Ngọc Hân một công chúa và một hoang tử còn thơ dại sống bơ vơ giã thời ly loạn, rối ren. Chưa đầy 10 năm sau, cả ba mẹ con lần lượt qua đời. Ngọc Hân mất ngày 4/12/1799, lúc mới 29 tuổi. Con trai bà là hoàng tử Quảng Đức mất năm 1801, khi 11 tuổi, còn công chúa Ngọc Bảo mất năm 1802, ở tuổi 13. Thương ba mẹ con hoàng hậu Ngọc Hân bị chết yểu bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền thuê người vào Phú Xuân đem hài cốt của ba mẹ con Ngọc Hân về làng. Bà ngầm cho xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích nhằm tránh sự trả thù của nhà Nguyễn. Nhưng đến năm 1842, có người trong làng tố cáo việc thờ cúng này, Vua Thiệu Trị đã sai người khai quật, hủy đền thờ, đổ hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân xuống sông Hồng, chính là nơi sau này nhân dân dựng đền Ghềnh thờ bà. Thời đó phải lấy danh nghĩa là thờ Mẫu Thoải để che mắt vua quan nhà Nguyễn. Còn ở tại quê của bà Chiêu Nghi tại nơi dinh Thiết Lâm bị phá bỏ, dân làng dựng lên một “Miếu cô hồn” để bí mật thờ Ngọc Hân. Năm 1937, dòng họ Nguyễn Đình lập lại đền thờ bà Nguyễn Thị Huyền và hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Tại bãi Cây Đại, dân làng còn sửa chữa lại mộ bà Nguyễn Thị Huyền và đắp nấm mồ tượng trưng của mẹ con Ngọc Hân (ở khu vực đã táng hài cốt của ba mẹ con khi xưa).
Hiện nay trong đền Ghềnh ở làng Ai Mộ, phường Bồ Đề. Trong cung cấm có tượng Lê Ngọc Hân được coi là Mẫu Thoải. Hai bên ngoài hậu cung có tượng Tứ Vị thánh chầu. Ngoài ra còn có tượng các quan Hoàng Bơ, Hoàng Bảng, Hoàng Mười, tượng năm vị Tôn Ông, tứ phủ Thánh Cậu, hai hầu Cô, ba thờ quan Thanh tra.
Tuy Lễ hội Đền Ghềnh từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng 8 âm lịch để tưởng niệm bà Lê Ngọc Hân...Nhưng đã từ lâu thành truyền thống cứ vào dịp Tết đầu năm khách thập phương nô nức đi lễ Đền Ghềnh và đi 1 loạt chùa ở gần đấy. Còn trong lễ đền Ghềnh thì có rước nước rất hoành tráng và long trọng với ý nghĩa mong cho đồng ruộng có nhiều nước để mùa lúa được bội thu. Lễ rước nước còn có ý nghĩa rửa hận cho hoàng hậu Ngọc Hân và hai con của bà. Có điểm đặc biệt cứ đi lễ Đền Ghềnh thì không thể nào thiếu được xâu bánh đa và chùm khế ngọt để làm lễ vật dâng cúng thần.
rất nhiều người hành hương về đây để đi lễ vì nghe nói đền chùa ở đây rất linh thiêng như Đền Ghềnh và Chùa Bồ Đề- có nghĩa là cứ thành tâm thì cầu được ước thấy, có vận hạn thì đến giải hạn thì hết.
Đền Ghềnh
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà nội hẳn biết quanh HN có hai ngôi đền lạ...1 ngôi đền Chử thờ thần nhân và 1 ngôi đền thờ 1 nhân vật lịch sử-1 người phụ nữ hoàng phái gắn liền với vị anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ- bà là Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân.
Phường Bồ Đề, quận Long Biên-là một địa danh đi vào lịch sử, nơi từng là đại bản doanh của Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỷ XV. Trước năm 2004, Bồ Đề là một xã của huyện Gia Lâm, nay là một phường của quận Long Biên. Nơi đây có Đền Ghềnh nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người đến lễ bái, thăm quan.
Tóm lược lại lịch sử ngôi đền linh thiêng này như sau:
Đền Ghềnh có tên khác là Thiên Quang linh từ, thờ một nhân vật lịch sử là công chúa Lê Ngọc Hân, con gái vua Lê Hiển Tông và mẹ là bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh (tên quen gọi là làng Nành), huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1786, sau khi đem quân ra Bắc, hoàn thành sứ mệnh “Phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ vào cung yết kiến, trao quyền bính lại cho Vua Lê và được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Lê Ngọc Hân vừa tròn 16 tuổi. Ngọc Hân là một cô gái tài sắc hơn người, kiều diễm, đoan trang. Nguyễn Huệ là bậc hào kiệt, nể trọng nhà Lê nên tình yêu giữa hai người ngày càng đằm thắm, mặn nồng.
Ngọc Hân theo chồng vào Phú Xuân (Huế), gắn bó đời mình với sự nghiệp của người anh hùng “áo vải cờ đào” bằng một sự đồng cảm đặc biệt. Năm 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, Ngọc Hân được phong là hoàng hậu Cung Bắc. Nhưng chỉ mới sáu năm chung sống, năm 1792, Quang Trung đột ngột băng hà ở tuổi 39, để lại cho hoàng hậu Ngọc Hân một công chúa và một hoang tử còn thơ dại sống bơ vơ giã thời ly loạn, rối ren. Chưa đầy 10 năm sau, cả ba mẹ con lần lượt qua đời. Ngọc Hân mất ngày 4/12/1799, lúc mới 29 tuổi. Con trai bà là hoàng tử Quảng Đức mất năm 1801, khi 11 tuổi, còn công chúa Ngọc Bảo mất năm 1802, ở tuổi 13. Thương ba mẹ con hoàng hậu Ngọc Hân bị chết yểu bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền thuê người vào Phú Xuân đem hài cốt của ba mẹ con Ngọc Hân về làng. Bà ngầm cho xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích nhằm tránh sự trả thù của nhà Nguyễn. Nhưng đến năm 1842, có người trong làng tố cáo việc thờ cúng này, Vua Thiệu Trị đã sai người khai quật, hủy đền thờ, đổ hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân xuống sông Hồng, chính là nơi sau này nhân dân dựng đền Ghềnh thờ bà. Thời đó phải lấy danh nghĩa là thờ Mẫu Thoải để che mắt vua quan nhà Nguyễn. Còn ở tại quê của bà Chiêu Nghi tại nơi dinh Thiết Lâm bị phá bỏ, dân làng dựng lên một “Miếu cô hồn” để bí mật thờ Ngọc Hân. Năm 1937, dòng họ Nguyễn Đình lập lại đền thờ bà Nguyễn Thị Huyền và hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Tại bãi Cây Đại, dân làng còn sửa chữa lại mộ bà Nguyễn Thị Huyền và đắp nấm mồ tượng trưng của mẹ con Ngọc Hân (ở khu vực đã táng hài cốt của ba mẹ con khi xưa).
Hiện nay trong đền Ghềnh ở làng Ai Mộ, phường Bồ Đề. Trong cung cấm có tượng Lê Ngọc Hân được coi là Mẫu Thoải. Hai bên ngoài hậu cung có tượng Tứ Vị thánh chầu. Ngoài ra còn có tượng các quan Hoàng Bơ, Hoàng Bảng, Hoàng Mười, tượng năm vị Tôn Ông, tứ phủ Thánh Cậu, hai hầu Cô, ba thờ quan Thanh tra.
Tuy Lễ hội Đền Ghềnh từ ngày mùng 6 đến ngày 12 tháng 8 âm lịch để tưởng niệm bà Lê Ngọc Hân...Nhưng đã từ lâu thành truyền thống cứ vào dịp Tết đầu năm khách thập phương nô nức đi lễ Đền Ghềnh và đi 1 loạt chùa ở gần đấy. Còn trong lễ đền Ghềnh thì có rước nước rất hoành tráng và long trọng với ý nghĩa mong cho đồng ruộng có nhiều nước để mùa lúa được bội thu. Lễ rước nước còn có ý nghĩa rửa hận cho hoàng hậu Ngọc Hân và hai con của bà. Có điểm đặc biệt cứ đi lễ Đền Ghềnh thì không thể nào thiếu được xâu bánh đa và chùm khế ngọt để làm lễ vật dâng cúng thần.
Chùa Bồ Đề
Chùa Bồ Đề- một ngôi chùa nhỏ ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (trước kia là thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) Hà Nội, nằm cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam. Đã từ lâu ngôi chùa cổ kính này không chỉ là nơi lui tới của các tăng ni phật tử , mà còn là ngôi nhà “cứu độ chúng sinh”, đùm bọc những trẻ em mồ côi, lang thang, trẻ nhiễm HIV, phụ nữ có hoàn cảnh éo le, người già không nơi nương tựa.
Về giá trị lịch sử: Tương truyền chùa xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi bao vây thành Đông Quan năm 1427. Tên dinh Bồ Đề là do lúc ấy ở giữa sân doanh trại có 2 cây bồ đề.
Về giá trị văn hóa: Ngôi chùa cổ này có tên chữ là Thiên Sơn. Trong sân chùa còn tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “đại công đức Bồ Đề “ của vua Lê Thái Tổ. Hiện nay Chùa chỉ còn tòa thượng 5 gian xây trên nền cao, dáng bề thế, cổ kính.
Về giá trị nhân đạo: Đây là nơi hiếm có vì chỉ cách cụ Rùa 1 cây số đường chim bay nằm ven sông Hồng nhưng là một không gian thanh bình hiếm có giữa cuộc sống tấp nập nơi phồn hoa đô thị... Nơi đây là mái nhà chung của những con người tuy cũng được sinh ra nhưng bao người khác nhưng có thân phận bất hạnh, thiệt thòi...Hiện tại, chùa Bồ Đề đang nuôi dưỡng hơn 40 em nhỏ không nơi nương tựa từ 8 đến 18 tuổi, trong đó có một bé mới được hơn 1 tháng tuổi.
Mình nghe nói chùa đã quá quen với cảnh tượng mỗi sớm tinh mơ, khi chùa mở cổng thì thấy một bé trai chừng 4 – 4 tuổi thơ thẩn ngoài cổng chùa là bình thường. Khi người bảo vệ hỏi bé là con ai, nhà ở dâu, bé nói: “con không biết”. Trong túi áo của bé lộ ra tờ giấy ghi mấy dòng chữ sau đại loại như sau: “Kính gửi thầy, con của con bị nhiễm HIV, chồng con đã chết do AIDS. Con cũng sắp rời xa trần thế, không chăm sóc được cho cháu. Mong nhà chùa hãy thương cháu, lo cho cháu đến giây phút cuối đời”. Bức thư chỉ vọn vẹn có mấy chữ như vậy, không có tên người mẹ, không địa chỉ quê quán. Chưa một lần làm mẹ, nhưng từ lâu các nữ tu chùa Bồ Đề đã trở thành những người mẹ của nhiều trẻ thơ bất hạnh
Ngoài trẻ em lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa còn có hơn chục cụ già cô đơn và một số phụ nữ hoàn cảnh éo le không có chốn nào ở phải tìm về cửa phật nương nhờ. Trong đó có cả người bị nhiễm HIV không còn người thân nên tìm đến chùa để sống nốt những năm tháng cuối đời của mình. Nơi đây quan hệ giữa con người với con người là bình đẳng không phân biệt kỳ thị...thậm chí người có HIV không bị phân biệt đối xử bởi các thành viên ở chùa đều biết HIV không lây qua ăn uống, giao tiếp. Thi thoảng sư thầy cũng lồng ghép giảng giải về HIV/AIDS cũng như cách phòng tránh cho các sư nữ và tăng ni phật tử trong chùa.
Với tấm lòng từ bi hỉ xả, cứu độ chúng sinh, từ hơn vài chục năm nay, chùa Bồ Đề luôn dang rộng vòng tay cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Đã nhiều lớp trẻ thơ mồ côi, lang thang… đến đây được nhà chùa nuôi, cho đi học. Ai học được thì sư thầy tạo điều kiện cho theo học hết đại học, không vào đại học thì tìm việc làm nuôi sống bản thân. Ai thích ở lại chùa “xuống tóc đi tu” thì phải cân nhắc kỹ.
Quan điểm của Chùa là “Trời Phật không bắt ai phải chết. Khi tìm đến đây có nghĩa là họ đã gặp bất hạnh trong cuộc đời. Nhà chùa sẵn sàng giang tay đón nhận họ”. Cuộc sống ở chùa tuy đạm bạc nhưng giàu tình cảm. Có khi chính cuộc sống thanh bạch khó khăn ai cũng cần nương tựa vào nhau thì mới có tình cảm đich thực không bị tính chất hai mặt của nền kinh tế thị trường tác động
Về giá trị tâm linh: Ngôi chùa này còn nổi tiếng linh thiêng nên hàng ngày đều có tổ chức cầu an và các đệ tử đến dự rất đông. Nhà mình đã có thông lệ cứ đầu năm đi xem thành viên nào có sao xấu thì đến đăng ký với nhà chùa để Chùa tổ chức làm lễ cúng giải hạn...hàng tháng...đóng tiền để mua lễ vật là 100 nghìn...(quả là rẻ vì nếu 1 lần làm ở nhà thì cũng tưng ấy...mà 12 tháng vị chi là ...nhiều hơn có kém toán cũng tính ra làm ở Chùa lợi hơn, nhưng điều quan trọng là làm ở nhà thì thể nào cũng có tháng quên...còn ở chùa thì không bao giờ thiếu 12 tháng đủ 12 lần cúng giải hạn.
Chùa Bồ Đề- một ngôi chùa nhỏ ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (trước kia là thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) Hà Nội, nằm cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam. Đã từ lâu ngôi chùa cổ kính này không chỉ là nơi lui tới của các tăng ni phật tử , mà còn là ngôi nhà “cứu độ chúng sinh”, đùm bọc những trẻ em mồ côi, lang thang, trẻ nhiễm HIV, phụ nữ có hoàn cảnh éo le, người già không nơi nương tựa.
Về giá trị lịch sử: Tương truyền chùa xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi bao vây thành Đông Quan năm 1427. Tên dinh Bồ Đề là do lúc ấy ở giữa sân doanh trại có 2 cây bồ đề.
Về giá trị văn hóa: Ngôi chùa cổ này có tên chữ là Thiên Sơn. Trong sân chùa còn tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “đại công đức Bồ Đề “ của vua Lê Thái Tổ. Hiện nay Chùa chỉ còn tòa thượng 5 gian xây trên nền cao, dáng bề thế, cổ kính.
Về giá trị nhân đạo: Đây là nơi hiếm có vì chỉ cách cụ Rùa 1 cây số đường chim bay nằm ven sông Hồng nhưng là một không gian thanh bình hiếm có giữa cuộc sống tấp nập nơi phồn hoa đô thị... Nơi đây là mái nhà chung của những con người tuy cũng được sinh ra nhưng bao người khác nhưng có thân phận bất hạnh, thiệt thòi...Hiện tại, chùa Bồ Đề đang nuôi dưỡng hơn 40 em nhỏ không nơi nương tựa từ 8 đến 18 tuổi, trong đó có một bé mới được hơn 1 tháng tuổi.
Mình nghe nói chùa đã quá quen với cảnh tượng mỗi sớm tinh mơ, khi chùa mở cổng thì thấy một bé trai chừng 4 – 4 tuổi thơ thẩn ngoài cổng chùa là bình thường. Khi người bảo vệ hỏi bé là con ai, nhà ở dâu, bé nói: “con không biết”. Trong túi áo của bé lộ ra tờ giấy ghi mấy dòng chữ sau đại loại như sau: “Kính gửi thầy, con của con bị nhiễm HIV, chồng con đã chết do AIDS. Con cũng sắp rời xa trần thế, không chăm sóc được cho cháu. Mong nhà chùa hãy thương cháu, lo cho cháu đến giây phút cuối đời”. Bức thư chỉ vọn vẹn có mấy chữ như vậy, không có tên người mẹ, không địa chỉ quê quán. Chưa một lần làm mẹ, nhưng từ lâu các nữ tu chùa Bồ Đề đã trở thành những người mẹ của nhiều trẻ thơ bất hạnh
Ngoài trẻ em lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa còn có hơn chục cụ già cô đơn và một số phụ nữ hoàn cảnh éo le không có chốn nào ở phải tìm về cửa phật nương nhờ. Trong đó có cả người bị nhiễm HIV không còn người thân nên tìm đến chùa để sống nốt những năm tháng cuối đời của mình. Nơi đây quan hệ giữa con người với con người là bình đẳng không phân biệt kỳ thị...thậm chí người có HIV không bị phân biệt đối xử bởi các thành viên ở chùa đều biết HIV không lây qua ăn uống, giao tiếp. Thi thoảng sư thầy cũng lồng ghép giảng giải về HIV/AIDS cũng như cách phòng tránh cho các sư nữ và tăng ni phật tử trong chùa.
Với tấm lòng từ bi hỉ xả, cứu độ chúng sinh, từ hơn vài chục năm nay, chùa Bồ Đề luôn dang rộng vòng tay cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Đã nhiều lớp trẻ thơ mồ côi, lang thang… đến đây được nhà chùa nuôi, cho đi học. Ai học được thì sư thầy tạo điều kiện cho theo học hết đại học, không vào đại học thì tìm việc làm nuôi sống bản thân. Ai thích ở lại chùa “xuống tóc đi tu” thì phải cân nhắc kỹ.
Quan điểm của Chùa là “Trời Phật không bắt ai phải chết. Khi tìm đến đây có nghĩa là họ đã gặp bất hạnh trong cuộc đời. Nhà chùa sẵn sàng giang tay đón nhận họ”. Cuộc sống ở chùa tuy đạm bạc nhưng giàu tình cảm. Có khi chính cuộc sống thanh bạch khó khăn ai cũng cần nương tựa vào nhau thì mới có tình cảm đich thực không bị tính chất hai mặt của nền kinh tế thị trường tác động
Về giá trị tâm linh: Ngôi chùa này còn nổi tiếng linh thiêng nên hàng ngày đều có tổ chức cầu an và các đệ tử đến dự rất đông. Nhà mình đã có thông lệ cứ đầu năm đi xem thành viên nào có sao xấu thì đến đăng ký với nhà chùa để Chùa tổ chức làm lễ cúng giải hạn...hàng tháng...đóng tiền để mua lễ vật là 100 nghìn...(quả là rẻ vì nếu 1 lần làm ở nhà thì cũng tưng ấy...mà 12 tháng vị chi là ...nhiều hơn có kém toán cũng tính ra làm ở Chùa lợi hơn, nhưng điều quan trọng là làm ở nhà thì thể nào cũng có tháng quên...còn ở chùa thì không bao giờ thiếu 12 tháng đủ 12 lần cúng giải hạn.
Phủ Tây Hồ
Về phủ Tây Hồ cũng là điểm đến của dân làm ăn kinh doanh đến xin tài lộc làm ăn phát đạt bằng năm bằng mười năm ngoái
Về phủ Tây Hồ cũng là điểm đến của dân làm ăn kinh doanh đến xin tài lộc làm ăn phát đạt bằng năm bằng mười năm ngoái
Chùa Trấn Quốc
Đó là ngôi chùa nằm trên 1 bán đảo nho nhỏ ở giữa hồ có cái tên Trấn Quốc. Nghe tên đã thấy gắn liền với lịch sử và đặc biệt thấy rất nhiều tây đến vãn cảnh chùa chụp ảnh không giống những chùa khác thường không có người nước ngoài chắc họ dị ứng với mùi khói mùi hương và những cảnh lửa bố rừng rực khi hóa vàng...
Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng.Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt Nam, chùa Trấn Quốc có nhiều nếp nhà. Kiến trúc và điêu khắc của chùa có dấu ấn vào khoảng đầu thế kỷ 19. Trong chùa có nhiều tượng đẹp, đặc biệt là có tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn và rất nhiều tháp.
Ở khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, đó là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.
Lúc đầu chùa có tên là Khai quốc vào thời vua Lý Nam Đế (544-548) và không ở vị trí này mà ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên thành An Quốc. Đến đời Lê Trung Hưng năm 1615, do bãi sông bị lở gần vào đến chùa, nhân dân phường Yên Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Cá Vàng ở Hồ Tây, là địa điểm hiện nay của chùa. Chùa được dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Sau đó, người ta cho đắp đê Cổ Ngư và tạo đường nối từ đê với đảo Cá Vàng.Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Quy mô chùa lúc này so với trước lớn gấp trăm lần. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này.
Đến niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa mới được đổi tên là Trấn Quốc.
Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa.
Đến năm 1842, vua Thiệu Trị tuần du ra Bắc, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Tuy là con nhà sử học nhưng lại chuyên môn luật học nên ...mình chỉ thấy Chùa Trấn Quốc có những cái đặc biệt sau:
-Phong cảnh đẹp ...bên cạnh bờ hồ tây thơ mộng làm mình nhớ câu ca dao " Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ xương..."
- Giữa vườn cạnh tòa bảo tháp đồ sộ là 1 ngôi nhà quàn xác của 1 vị sư tổ khi hóa đã tạo nên xá lị.
- Giữa sân sau có 1 cây bồ đề cổ thụ hàng nghìn tuổi
Chùa Hà:
Thủ đô Hà Nội có rất nhiều đình, chùa đẹp có tiếng.Trong số đó, phải kể đến Chùa Hà-một trong những quần thể đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách, và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.
Mình chưa đi lễ Chùa Hà bao giờ vì cách xa chỗ mình ở ...mặt khác nghe nói đó là ngôi chùa linh thiêng trong lĩnh vực tình duyên...có nghĩa là người ta hay đi Chùa Hà để cầu duyên và bao giờ về cũng ứng nghiệm... So với các chùa khác như chùa Bồ Đề thì Chùa Hà nhỏ nhưng chứa đựng nhũng tiềm ẩn của phật tổ,quan âm bồ tát
Sau đây là 1 số thông tin về ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này:
Chùa Hà có tên tự là Thánh Đức, nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội( Đường cắt ngang Xuân Thủy-gần trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội). Chùa nằm ở vị trí phía Tây kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là một vùng quê văn hiến của Xứ Đoài xưa.
Tương truyền chùa được xây dựng từ rất lâu đời, tường xây bằng gạch vồ, lợp lá gồi, xưa có tên là chùa Vồi. Đến đời vua Hy Tông có hai người quê làng Thổ Hà (Bắc Giang) sang trở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong, ngoài thành Thăng Long. Do buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà (đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dan xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ, và ngược lại).
Chùa Hà xưa hướng Tây nhìn lên sông Nhuệ, tam bảo 5 gian rộng, hậu cung 3 gian theo kiểu chữ đình, bên cạnh là điện mẫu.
Chùa Hà được xây dựng trên vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Chùa thờ Phật, thờ Tổ, thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.
Hiện nay, Chùa Hà được nâng cấp, xây dựng lại rất khang trang, bề thế. Tam quan chùa Hà rất đẹp, gác co 3 cấp nâng nhau, đao mái cong vút như bay lên. Quả chuông treo ở đây đúc năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793) thời Tây Sơn, cao 1,3, đường kính 73cm. Quai của quả chuông có đôi rồng đấu lưng vào nhau thành hình cầu vồng cân đối trang trí đẹp. Bài minh khắc trên cả 4 mặt chuông do giáo thụ Nguyễn Khuê soạn có giá trị tư liệu phản ánh tính chất dân chủ, ảnh hưởng chữ Nôm và vấn đề Phật giáo thời Tây Sơn. Năm 1995, Chùa Hà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chỉ tiếc lối trước vào chùa là 1 nghĩa địa nhỏ…lại tọa lạc ở 1 vị trí cực kỳ đắc địa…2 mặt đường..quay mặt ra 1 tòa bin ding cao ngất ngưởng…chắc bị vướng chưa giải quyết xong việc đền bù nên chưa di dời…Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 đã công nhận đất làm mồ mả nên việc giải quyết di dời phải cực kỳ cẩn thận không sẽ xảy ra phức tạp.
Chùa Bia Bà
Chùa Bia Bà cũng như Phủ Tây Hồ đây là nơi người làm ăn đi cầu tài cầu lộc cho làm ăn phát đạt....Nên chẳng có gì đáng nói...chỉ có cái mình rất thích là bún ốc nơi đây ngon tuyệt...và cả ngô luộc nữa.
Chùa Tứ Kỳ
Chùa Tứ Kỳ nằm trên quốc lộ 1 cạnh đường sắt Bắc-Nam mình thường đi qua mỗi khi xuống Tòa án huyện Thanh Trì (mà ra Tết mình có 1 vụ tranh chấp đất làm từ năm 2004 nhưng bị hủy đi hủy lại nay lại quay về sơ thẩm...quả là ngao ngán....), thấy bảo nơi đây có mấy cái hay đó là:
- Tượng phật bà tạc bằng đá hoa cương cao to nhất nước VN
- Những tượng phật quan âm trong chùa là dát bằng lá vàng thật nên hình như năm ngoái năm kia mới có vụ trộm thế kỷ đến trộm 6 pho tượng của nhà chùa may mà công an VN giỏi giang bắt được....mà cái bọn trộm ngu thật ...vàng lá dát mỏng dù có quét lên toàn thân tượng thì có đáng là bao mà cũng phải hao tâm tổn trí đi ăn cắp...cứ làm như cánh luật sư rỗi rãi không có việc gì làm ...
Đó là ngôi chùa nằm trên 1 bán đảo nho nhỏ ở giữa hồ có cái tên Trấn Quốc. Nghe tên đã thấy gắn liền với lịch sử và đặc biệt thấy rất nhiều tây đến vãn cảnh chùa chụp ảnh không giống những chùa khác thường không có người nước ngoài chắc họ dị ứng với mùi khói mùi hương và những cảnh lửa bố rừng rực khi hóa vàng...
Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo phía đông của Hồ Tây, thuộc đất làng Yên Phụ, nơi có ngôi đình thờ thánh. Vào mùa xuân hằng năm dân làng tổ chức đám rước từ đình sang chùa rồi từ chùa về làng.Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt Nam, chùa Trấn Quốc có nhiều nếp nhà. Kiến trúc và điêu khắc của chùa có dấu ấn vào khoảng đầu thế kỷ 19. Trong chùa có nhiều tượng đẹp, đặc biệt là có tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn và rất nhiều tháp.
Ở khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, đó là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.
Lúc đầu chùa có tên là Khai quốc vào thời vua Lý Nam Đế (544-548) và không ở vị trí này mà ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên thành An Quốc. Đến đời Lê Trung Hưng năm 1615, do bãi sông bị lở gần vào đến chùa, nhân dân phường Yên Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Cá Vàng ở Hồ Tây, là địa điểm hiện nay của chùa. Chùa được dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Sau đó, người ta cho đắp đê Cổ Ngư và tạo đường nối từ đê với đảo Cá Vàng.Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Quy mô chùa lúc này so với trước lớn gấp trăm lần. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này.
Đến niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa mới được đổi tên là Trấn Quốc.
Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa.
Đến năm 1842, vua Thiệu Trị tuần du ra Bắc, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Tuy là con nhà sử học nhưng lại chuyên môn luật học nên ...mình chỉ thấy Chùa Trấn Quốc có những cái đặc biệt sau:
-Phong cảnh đẹp ...bên cạnh bờ hồ tây thơ mộng làm mình nhớ câu ca dao " Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ xương..."
- Giữa vườn cạnh tòa bảo tháp đồ sộ là 1 ngôi nhà quàn xác của 1 vị sư tổ khi hóa đã tạo nên xá lị.
- Giữa sân sau có 1 cây bồ đề cổ thụ hàng nghìn tuổi
Chùa Hà:
Thủ đô Hà Nội có rất nhiều đình, chùa đẹp có tiếng.Trong số đó, phải kể đến Chùa Hà-một trong những quần thể đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách, và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.
Mình chưa đi lễ Chùa Hà bao giờ vì cách xa chỗ mình ở ...mặt khác nghe nói đó là ngôi chùa linh thiêng trong lĩnh vực tình duyên...có nghĩa là người ta hay đi Chùa Hà để cầu duyên và bao giờ về cũng ứng nghiệm... So với các chùa khác như chùa Bồ Đề thì Chùa Hà nhỏ nhưng chứa đựng nhũng tiềm ẩn của phật tổ,quan âm bồ tát
Sau đây là 1 số thông tin về ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này:
Chùa Hà có tên tự là Thánh Đức, nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội( Đường cắt ngang Xuân Thủy-gần trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội). Chùa nằm ở vị trí phía Tây kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là một vùng quê văn hiến của Xứ Đoài xưa.
Tương truyền chùa được xây dựng từ rất lâu đời, tường xây bằng gạch vồ, lợp lá gồi, xưa có tên là chùa Vồi. Đến đời vua Hy Tông có hai người quê làng Thổ Hà (Bắc Giang) sang trở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong, ngoài thành Thăng Long. Do buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà (đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dan xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ, và ngược lại).
Chùa Hà xưa hướng Tây nhìn lên sông Nhuệ, tam bảo 5 gian rộng, hậu cung 3 gian theo kiểu chữ đình, bên cạnh là điện mẫu.
Chùa Hà được xây dựng trên vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Chùa thờ Phật, thờ Tổ, thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian.
Hiện nay, Chùa Hà được nâng cấp, xây dựng lại rất khang trang, bề thế. Tam quan chùa Hà rất đẹp, gác co 3 cấp nâng nhau, đao mái cong vút như bay lên. Quả chuông treo ở đây đúc năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793) thời Tây Sơn, cao 1,3, đường kính 73cm. Quai của quả chuông có đôi rồng đấu lưng vào nhau thành hình cầu vồng cân đối trang trí đẹp. Bài minh khắc trên cả 4 mặt chuông do giáo thụ Nguyễn Khuê soạn có giá trị tư liệu phản ánh tính chất dân chủ, ảnh hưởng chữ Nôm và vấn đề Phật giáo thời Tây Sơn. Năm 1995, Chùa Hà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chỉ tiếc lối trước vào chùa là 1 nghĩa địa nhỏ…lại tọa lạc ở 1 vị trí cực kỳ đắc địa…2 mặt đường..quay mặt ra 1 tòa bin ding cao ngất ngưởng…chắc bị vướng chưa giải quyết xong việc đền bù nên chưa di dời…Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 đã công nhận đất làm mồ mả nên việc giải quyết di dời phải cực kỳ cẩn thận không sẽ xảy ra phức tạp.
Chùa Bia Bà
Chùa Bia Bà cũng như Phủ Tây Hồ đây là nơi người làm ăn đi cầu tài cầu lộc cho làm ăn phát đạt....Nên chẳng có gì đáng nói...chỉ có cái mình rất thích là bún ốc nơi đây ngon tuyệt...và cả ngô luộc nữa.
Chùa Tứ Kỳ
Chùa Tứ Kỳ nằm trên quốc lộ 1 cạnh đường sắt Bắc-Nam mình thường đi qua mỗi khi xuống Tòa án huyện Thanh Trì (mà ra Tết mình có 1 vụ tranh chấp đất làm từ năm 2004 nhưng bị hủy đi hủy lại nay lại quay về sơ thẩm...quả là ngao ngán....), thấy bảo nơi đây có mấy cái hay đó là:
- Tượng phật bà tạc bằng đá hoa cương cao to nhất nước VN
- Những tượng phật quan âm trong chùa là dát bằng lá vàng thật nên hình như năm ngoái năm kia mới có vụ trộm thế kỷ đến trộm 6 pho tượng của nhà chùa may mà công an VN giỏi giang bắt được....mà cái bọn trộm ngu thật ...vàng lá dát mỏng dù có quét lên toàn thân tượng thì có đáng là bao mà cũng phải hao tâm tổn trí đi ăn cắp...cứ làm như cánh luật sư rỗi rãi không có việc gì làm ...
Vài lời kết: Hình như từ bao giờ không biết mình có thói quen mỗi độ xuân về mình thường cùng các con đi lễ chùa, sau này các con lớn mình theo bạn bè...Đi lễ chùa trong tiết trời se lạnh nhìn phố xá không đông đúc ô nhiễm mình cảm thấy tâm hồn thanh thản lạ thường…cảm thấy yêu cuộc sống hơn ..nhất là yêu HN…Hình như trong mỗi nếp nhà cổ có mái ngói xô nghiêng, mỗi góc phố nhỏ có con ngõ nhỏ, mỗi ngôi chùa cổ kính với cây đa cổ thụ đứng trầm mặc xuyên thời gian, mỗi viên ngói trên mái chùa rêu phong....đã tạo nên đất Thăng Long lịch sử ngàn năm văn vật. Tất cả những cái đó gợi lên trong lòng chúng ta hoài niệm về những ký ức của Hà Nội thân yêu để thấy mình yêu Hà Nội hơn và như 1 bài hát có câu " Dù có đi bốn phương trời..Lòng vẫn hướng về HN...HN thủ đô..ngàn năm yêu dấu"...
Nhất trí hướng về Hà nội nhưng với điều kiện là Hà nội phải như Luật sư tả và không tắc xe, không ô nhiểm, không tệ nạn, các kiểu không...tóm lại là Hà nội ngày xưa :-))
Trả lờiXóaHệ thống chùa chiền của Việt nam so với Thái lan quá nhỏ bé (không dám sánh với Trung quốc), chứng tỏ nền phong kiến Vn cũng kém phát triển so với các láng giềng xung quanh và để lại dấu ấn tới tận hôm nay thể như 1 nước lạc hậu nhất vùng.
Trả lờiXóa