Nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2011) và chuẩn bị hướng tới dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đoàn luật sư Hà Nội, Hội Cựu chiến binh, Hội luật gia, Đoàn Thanh niên của Đoàn luật sư TP. Hà Nội đã tổ chức chuyến du lịch đến Quảng Trị, nơi có Nghĩa trang Quốc gia lớn nhất nước –nơi an nghỉ vĩnh hằng của những chiến sĩ đã hy sinh xương máu cho hòa bình hôm nay…mang tên "Hành trình di sản Miền Trung"...
Đây cũng là chuyến du lịch dài ngày đầu tiên của giới luật sư mà mình tham gia và vô cùng đặc biệt có 1 mà không có hai trong cuộc đời của mình đó là được thăm viếng... nhiều nghĩa trang trong... 1 ngày gồm: Hai nghĩa trang quốc gia có hàng ngàn mộ chí là Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9 và có hai nghĩa trang không bia mộ là Thành cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn.
Đây là cuộc du lịch được tổ chức quy mô nhất từ trước đến nay từ ngày 27 đến 31/8 có 56 tổ chức hành nghề luật sư (gồm Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH 1 thành viên…), với sự tham gia của hơn một trăm luật sư (phần lớn là các cựu chiến binh, cựu công an, cựu thẩm phán…). Lần này lại có 1 sự kiện đặc biệt có đoàn làm phim đi theo cuộc hành hương để làm 1 bộ phim về Đoàn luật sư Hà Nội đồng thời có nhạc sĩ đi theo để sáng tác 1 ca khúc về giới luật sư (vì hầu như các ngành nghề trong xã hội đã có các bài hát truyền thống, còn giới luật sư sinh sau đẻ muộn thì chưa có).
Mình đã nghe nhiều về Quảng Trị- miền đất cùng với những địa danh như địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, Đường 9, cầu Hiền Lương... Thành cổ Quảng Trị là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế của tỉnh Quảng Trị, nhưng mình chưa có dịp đến tận nơi tuy đã từng nhiều lần đi tàu qua Quảng Trị khi về quê cha mẹ ở cố đô Huế .
Nhìn xung quanh thì chẳng có gì là thành cổ cả vì nghe giới thiệu tòa Thành cổ Quảng Trị của thời vua Minh Mạng đầu thế kỷ 19, nay chỉ còn lại một chút cổng thành và hai bên tường bởi số lượng bom đạn Mỹ ném xuống đây bằng 7 quả bom nguyên tử. Sau chiến dịch Thành Cổ mùa "hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, chính quyền sở tại cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính,; ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà Hiện Đại làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Cổ Thành được tráng cement chừa ô trồng cỏ. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các chiến sĩ. Hiện như là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng Trị.
Đây là một trận đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai bên, nhất là sự tổn thất sinh mạng của quân đội miền Bắc. Sau 81 ngày đêm chịu hàng chục tấn bom đạn với thiệt hại về người lên tới hơn 10.000, Quân Giải phóng miền Nam đã buộc phải rút quân ra khỏi khu vực Thành Cổ. Hãy cứ để lịch sử phán xét sự kiện này…Còn chúng ta những người hậu thế chỉ cần biết 1 điều: Lịch sử chọn Thành cổ Quảng trị là nơi đọ sức giữa 1 bên là hỏa lực của các loại vũ khí tối tân, một bên là ý chí gang thép và mọi vũ khí có trong tay.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi nhắc đến những người lính Thành cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.
Hiện nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị vẫn còn có nhưng di vật, và những bức thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình trong thời gian xảy ra trận đánh này. Hàng ngàn bài báo, hàng vạn trang sách, hàng ngàn thước phim đã làm về Thành cổ, nhưng chắc chắn không thể diễn đạt hết sự khốc liệt và bi tráng của 81 ngày đêm lịch sử ấy...
Đây cũng là chuyến du lịch dài ngày đầu tiên của giới luật sư mà mình tham gia và vô cùng đặc biệt có 1 mà không có hai trong cuộc đời của mình đó là được thăm viếng... nhiều nghĩa trang trong... 1 ngày gồm: Hai nghĩa trang quốc gia có hàng ngàn mộ chí là Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9 và có hai nghĩa trang không bia mộ là Thành cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn.
Đây là cuộc du lịch được tổ chức quy mô nhất từ trước đến nay từ ngày 27 đến 31/8 có 56 tổ chức hành nghề luật sư (gồm Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Công ty luật TNHH 1 thành viên…), với sự tham gia của hơn một trăm luật sư (phần lớn là các cựu chiến binh, cựu công an, cựu thẩm phán…). Lần này lại có 1 sự kiện đặc biệt có đoàn làm phim đi theo cuộc hành hương để làm 1 bộ phim về Đoàn luật sư Hà Nội đồng thời có nhạc sĩ đi theo để sáng tác 1 ca khúc về giới luật sư (vì hầu như các ngành nghề trong xã hội đã có các bài hát truyền thống, còn giới luật sư sinh sau đẻ muộn thì chưa có).
Mình đã nghe nhiều về Quảng Trị- miền đất cùng với những địa danh như địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, Đường 9, cầu Hiền Lương... Thành cổ Quảng Trị là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế của tỉnh Quảng Trị, nhưng mình chưa có dịp đến tận nơi tuy đã từng nhiều lần đi tàu qua Quảng Trị khi về quê cha mẹ ở cố đô Huế .
Nhìn xung quanh thì chẳng có gì là thành cổ cả vì nghe giới thiệu tòa Thành cổ Quảng Trị của thời vua Minh Mạng đầu thế kỷ 19, nay chỉ còn lại một chút cổng thành và hai bên tường bởi số lượng bom đạn Mỹ ném xuống đây bằng 7 quả bom nguyên tử. Sau chiến dịch Thành Cổ mùa "hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, chính quyền sở tại cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính,; ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà Hiện Đại làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Cổ Thành được tráng cement chừa ô trồng cỏ. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các chiến sĩ. Hiện như là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng Trị.
Đây là một trận đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai bên, nhất là sự tổn thất sinh mạng của quân đội miền Bắc. Sau 81 ngày đêm chịu hàng chục tấn bom đạn với thiệt hại về người lên tới hơn 10.000, Quân Giải phóng miền Nam đã buộc phải rút quân ra khỏi khu vực Thành Cổ. Hãy cứ để lịch sử phán xét sự kiện này…Còn chúng ta những người hậu thế chỉ cần biết 1 điều: Lịch sử chọn Thành cổ Quảng trị là nơi đọ sức giữa 1 bên là hỏa lực của các loại vũ khí tối tân, một bên là ý chí gang thép và mọi vũ khí có trong tay.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi nhắc đến những người lính Thành cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.
Hiện nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị vẫn còn có nhưng di vật, và những bức thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình trong thời gian xảy ra trận đánh này. Hàng ngàn bài báo, hàng vạn trang sách, hàng ngàn thước phim đã làm về Thành cổ, nhưng chắc chắn không thể diễn đạt hết sự khốc liệt và bi tráng của 81 ngày đêm lịch sử ấy...
Lần theo lối bậc thang, các luật sư trèo lên đỉnh Tượng đài nơi trời đất giao nhau để thắp hương tưởng niệm cho những người đã ngã xuống ở nơi này. Các anh ơi đau xót quá khi phải nhớ lại lịch sử: Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2Km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày 150 - 170 lần máy bay phản lực, 70 - 90 lần máy bay B52, 12 - 16 tàu khu trục, tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡ lớn...
Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác.
Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng không đông (các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ, tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã mà có khi "mỗi mét vuông đất là cả một mét máu". Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Chính vì lẽ đó hôm nay chúng tôi các luật sư-những kẻ quanh năm "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" đã không tiếc thời gian đến đây tri ân với các anh hùng.
Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác.
Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng không đông (các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ, tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã mà có khi "mỗi mét vuông đất là cả một mét máu". Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Chính vì lẽ đó hôm nay chúng tôi các luật sư-những kẻ quanh năm "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" đã không tiếc thời gian đến đây tri ân với các anh hùng.
Cả đoàn luật sư đang đi về phía nhà bảo tàng còn mình thì thẫn thờ đi sau dọc theo con đường hun hút giữa hai hàng cây. Đi sau mình là luật sư Thắng ở Đoàn luật sư Hà Tây cũ. Bọn mình cứ đi vừa đi vừa bảo tại sao 2 người mặc hai màu đen –trắng đối lập nhau liệu có phải là lý do để loại trừ nhau không cứ như trò chơi quân ta- quân địch thời bé lấy màu áo để xác định. Nhưng dù áo màu gì và kể cả màu da khác nhau thì máu của tất cả mọi người đều màu đỏ. Bỗng nhiên bọn mình thấy đang đứng giữa một đám quân của ta –đúng là các anh chiến sĩ giải phóng quân với những hành trang của người lính …Các anh đang nhìn mình và cười…rồi ngoảnh lại trêu đùa nhau-ừ vì họ còn trẻ lắm. Mình mạnh dạn đến săm soi khẩu súng và khoác thử trong tiếng cười giòn giã rất trẻ trung của đám lính trẻ -sao họ hồn nhiên thế nhỉ vì khoác súng đã oằn hết cả vai.
Đã đến lúc phải từ biệt miền đất tâm linh này. Cả một vùng di tích trong ánh chiều hoàng hôn đang chầm chậm buông vừa trang nghiêm vừa trầm lặng đến xao lòng. Các luật sư bùi ngùi rảo bước ra xe ô tô mà không dám bước chân mạnh vì sợ làm đau các đồng đội đang nằm sâu trong các lớp đất.
Tạm biệt Thành cổ Quảng Trị- tạm biệt chứng tích của 81 ngày đêm rực lửa, đẫm máu và nhiệt huyết tuổi thanh xuân cả nước 1 thời, ở đó mỗi gốc cây, ngọn cỏ trong khu di tích là một linh hồn người lính đang yên nghỉ. Có 1 bài thơ viết về những người đã hy sinh ở nơi máu và lửa này mình chép lại vào đây cho các bạn cùng đọc:
Kính tặng các linh hồn liệt sỹ Thành Cổ, Quảng Trị
"Chiếc gậy Trường Sơn nối cơ thể
với đường mòn hành quân dẫn tôi về Thành Cổ*
Chiến trận năm xưa
lá thời gian phủ che dĩ vãng thương đau
Đồng đội tôi chưa yên giấc dưới đất sâu
Đằng đẵng tháng năm
Vết thương chiến tranh khảm vào cõi nhớ
Giấc ngủ gầy còm duỗi dài hơi thở
Ngày hè đỏ lửa héo quắt hoàng hôn
Nỗi bâng khuâng trong kỷ niệm cuộn tròn
Ngọn gió miền Trung quất vào thịt da
nghe tên mình có ai đang gọi
Nén hương thơm khói cong như dấu hỏi?
Có tấc đất Cổ Thành nào
không nhuốm máu đồng đội tôi
Tứa máu ngón tay bới vào đạn nổ bom rơi
Tìm viên gạch vẹn nguyên khó như mò kim đáy bể
Tám mốt ngày đêm Cổ Thành
thành tượng nung trong chảo lửa
Rực sáng không gian
Muôn đớn đau giằng xé tâm can
Bao chân linh khắp chân trời phiêu bạt
Mảnh đất thiêng cho tôi câu thơ quặn thắt
Viết vào hồn mình gửi tới các anh..."
........................Tạm biệt Thành cổ Quảng Trị- tạm biệt chứng tích của 81 ngày đêm rực lửa, đẫm máu và nhiệt huyết tuổi thanh xuân cả nước 1 thời, ở đó mỗi gốc cây, ngọn cỏ trong khu di tích là một linh hồn người lính đang yên nghỉ. Có 1 bài thơ viết về những người đã hy sinh ở nơi máu và lửa này mình chép lại vào đây cho các bạn cùng đọc:
Kính tặng các linh hồn liệt sỹ Thành Cổ, Quảng Trị
"Chiếc gậy Trường Sơn nối cơ thể
với đường mòn hành quân dẫn tôi về Thành Cổ*
Chiến trận năm xưa
lá thời gian phủ che dĩ vãng thương đau
Đồng đội tôi chưa yên giấc dưới đất sâu
Đằng đẵng tháng năm
Vết thương chiến tranh khảm vào cõi nhớ
Giấc ngủ gầy còm duỗi dài hơi thở
Ngày hè đỏ lửa héo quắt hoàng hôn
Nỗi bâng khuâng trong kỷ niệm cuộn tròn
Ngọn gió miền Trung quất vào thịt da
nghe tên mình có ai đang gọi
Nén hương thơm khói cong như dấu hỏi?
Có tấc đất Cổ Thành nào
không nhuốm máu đồng đội tôi
Tứa máu ngón tay bới vào đạn nổ bom rơi
Tìm viên gạch vẹn nguyên khó như mò kim đáy bể
Tám mốt ngày đêm Cổ Thành
thành tượng nung trong chảo lửa
Rực sáng không gian
Muôn đớn đau giằng xé tâm can
Bao chân linh khắp chân trời phiêu bạt
Mảnh đất thiêng cho tôi câu thơ quặn thắt
Viết vào hồn mình gửi tới các anh..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét