Ai cũng biết vấn đề Nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất rất mấu chốt thuộc phạm trù khoa học xã hội. Lịch sử hình thành Nhà nước gắn liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, được phản ánh hay thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa các quan niệm khác nhau về Nhà nước, trong các nhận thức khác nhau về vai trò và ý nghĩa của Nhà nước. Hiện nay hầu hết mọi cuộc tranh luận chính trị, mọi sự bất đồng ý kiến, mọi chính kiến đều xoay quanh khái niệm Nhà nước...
Nhưng vì pháp luật chính là cuộc sống được nâng lên thành luật nên con người dù ở bất cứ chế độ xã hội nào cũng phải biết luật (mà Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của bất cứ Nhà nước nào). Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng, Nhà nước xuất hiện cùng với nó là pháp luật cũng hình thành để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước.Vì Pháp luật xuất hiện cùng với Nhà nước nên Pháp luật chỉ mất đi khi Nhà nước mất đi (vì thế mà hai vấn đề Nhà nước và Pháp luật bao giờ cũng gắn liền với nhau). Hồi học ở khoa Luật MGU tuy mình đã được học các môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Luật Nhà nước và Luật Hiến pháp (trong đó môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật là môn thi quốc gia và cũng là môn thi bắt buộc trong chương trình học Tiến sĩ luật ở VN). Nhưng quả là với những kiến thức ít ỏi đó, mình không có “tài năng” để làm cho những kẻ “ngoại đạo” có 1 phông hiểu biết dù là những kiến thức cơ bản về vấn đề được coi là phức tạp nhất trong các vấn đề phức tạp này. Sau đây là 1 số kiến thức cơ bản về vấn đề Nhà nước và Hiến pháp mà mình cố gắng tóm tắt cho thật dễ hiểu như sau:
Vấn đề thứ nhất: Bản chất và lịch sử hình thành nhà nước của xã hội loài người.
Trước hết cần phải nói rõ một nguyên tắc là có rất nhiều học thuyết, lý luận chính trị, triết học khác nhau về bản chất của Nhà nước. Với những gì mình được học thì bản chất và lịch sử hình thành của Nhà nước được tóm tắt cơ bản như sau:
1. Bản chất nhà nước:
Điều cần phải chú ý trước tiên là Nhà nước không phải bao giờ cũng có. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và lúc nào đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành giai cấp (tức là một bên là giai cấp bóc lột-thường là thiểu số và một bên là giai cấp bị bóc lột-chiếm đa số). Vì thiểu số không thể bắt buộc được đại bộ phận của xã hội làm việc thường xuyên cho mình nếu không có một bộ máy cưỡng bức thường trực. Do đó giai cấp bóc lột cần có bộ máy đặc biệt để dùng bạo lực một cách có hệ thống nhằm bắt buộc giai cấp bị bóc lột phải phục tùng.Chính bộ máy đó người ta gọi là Nhà nước. Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác. Hay theo cách nói của Lê Nin thì “ có một hạng người đặc biệt tự tách ra để thống trị người khác và sử dụng một cách có hệ thống, thường xuyên, nhằm mục đích thống trị, cái bộ máy cưỡng bách, cái bộ máy bạo lực mà hiện nay thể hiện là quân đội vũ trang, những nhà tù và những phương tiện khác để bắt buộc, bằng bạo lực, người khác phải phục tùng, - tức là những cái cấu thành bản chất của Nhà nước. Nhà nước rút cục lại chính là cái bộ máy cai trị đã tự tách ra từ xã hội loài người”.
Đã có một thời kỳ chưa có nhà nước. Đó là trong xã hội nguyên thủy cách thời đại văn minh hiện nay của chúng ta hàng mấy nghìn năm, khi con người sống trong trình độ phát triển thấp nhất, trong một tình trạng man rợ ( còn gọi thời kỳ này là Chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ) lúc đó xã hội chưa phân chia giai cấp. Hồi ấy không có Nhà nước (hay nói cách khác chúng ta chưa tìm thấy dấu vết sự tồn tại của Nhà nước) và cũng không có pháp luật. Trong thời kỳ không có Nhà nước, các quan hệ xã hội, bản thân xã hội, kỷ luật, tổ chức lao động đều duy trì được nhờ có sức mạnh của phong tục và tập quán, con người tuân theo quyền hành của các bô lão trong thị tộc được tạo ra bởi sự uy tín, lòng tôn trọng của mọi người đối với các bô lão trong thị tộc. Trong xã hội đó đã xuất hiện các quy tắc xã hội bao gồm tập quán, tín điều, tôn giáo.Tập quán này được mọi người thi hành một cách tự nguyện theo thói quen không cần cưỡng chế của nhà nước.Trong xã hội nguyên thủy quyền hành ấy đã có lúc tập trung ở trong tay phụ nữ . Địa vị của phụ nữ hồi đó không những chỉ ngang với địa vị của nam giới mà thường khi còn cao hơn nữa chính vì thế trước chế độ phụ hệ (theo cha) là chế độ mẫu hệ (theo mẹ)
- Bản chất Nhà nước VN: Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy đinh: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.Năm 2001 Điều này được sửa đổi như sau: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
Vì Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất đó thể hiện trước hết là ở chỗ Nhà nước là một bộ máy cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp. Bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN là chuyên chính vô sản, bảo vệ giai cấp công nhân, nhân dân lao động chiếm đại đa số trong xã hội. Tuy nhiên chúng ta mới đang chỉ ở giai đoạn đầu đi lên XHCN đó là giai đoạn quá độ đi lên XHCN và bỏ qua giai đoạn TBCN nên nhiều người đã lầm tưởng bản chất Nhà nước với sự biểu hiện của nó ra thế giới hiện thực khách quan bên ngoài.
Tóm lại: Nhà nước- một bộ máy cưỡng bức đặc biệt, chỉ xuất hiện ở nơi nào và khi nào mà xã hội đã chia thành giai cấp. Sự phân chia xã hội thành giai cấp như nêu trên trong quá trình lịch sử là sự kiện căn bản. Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị, mà người ta gọi là những người đại diện của nhà nước. Bộ máy đó, nhóm người cai trị những người khác đó, bao giờ cũng nằm trong tay một bộ máy cưỡng bức nhất định, một cơ quan thực lực, dù cho bạo lực ấy được thi hành bằng một cái gậy nguyên thuỷ, hoặc như trong thời đại nô lệ, bằng những vũ khí cải tiến hơn, hoặc bằng các súng ống xuất hiện trong thời trung cổ, hoặc sau cùng, bằng các vũ khí hiện đại mà trong thế kỷ XX đã biến thành kỳ quan thực sự và dựa hoàn toàn vào những thành tựu mới nhất của kỹ thuật hiện đại.
Việc một thiểu số nhỏ thống trị tuyệt đại đa số thì không thể không dùng đến cưỡng bức. Chính vì thế mới có câu nói nổi tiếng “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh”. Toàn bộ lịch sử đều đầy dẫy những mưu toan không ngừng của các giai cấp bị áp bức nhằm lật đổ ách áp bức. Trong lịch sử chế độ nô lệ đã có những cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm nhằm tự giải phóng khỏi ách nô lệ. Xpác-ta-cút, gần hai nghìn năm về trước, là một trong những vị anh hùng lỗi lạc nhất của một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nô lệ. Đó là minh chứng trong nhiều năm ròng dù đế quốc La-mã hoàn toàn kiến lập trên chế độ nô lệ và tưởng chừng như hùng cường nhất, đã bị rung động và lay chuyển bởi một cuộc khởi nghĩa to lớn của những người nô lệ, họ đã tự võ trang và tập hợp thành một đạo quân rất lớn dưới sự chỉ huy của Xpác-ta-cút. Toàn bộ thời đại nông nô cũng đầy dẫy những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Trong thời trung cổ cuộc đấu tranh giữa giai cấp phong kiến và giai cấp nông dân đã có những quy mô rộng lớn và biến thành một cuộc nội chiến thực sự. Lịch sử đã ghi chép lại những cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến ở Đức và ở Nga. Các cuộc nội chiến ấy đã liên tiếp diễn ra trong suốt lịch sử của xã hội có giai cấp. Đương nhiên là do thiếu tổ chức khoa học nên tất cả các cuộc khởi nghĩa đều bị dìm trong biển máu. Do đó có thể nói rằng lịch sử phát triển Nhà nước gắn liền với lịch sử đấu tranh đẫm máu giữa giai cấp bị thống trị chống lại giai cấp thống trị.
2. Lịch sử hình thành Nhà nước.
-Hình thức đầu tiên của sự phân chia thành giai cấp là khi xã hội chia thành hai nhóm người: chủ nô và nô lệ - đó là sự phân chia lớn đầu tiên về giai cấp.Thời kỳ đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ vì giai cấp chủ nô sở hữu cả con người (nô lệ). Cách đây hai nghìn năm chế độ nô lệ thống trị hoàn toàn ở Châu Âu cũng như tuyệt đại đa số các dân tộc trên các lục địa khác cũng đều như vậy. Hiện nay, dấu vết của chế độ nô lệ vẫn còn ở các dân tộc chậm phát triển nhất (như ở Châu Phi hiện nay cũng vẫn còn các thiết chế thuộc về chế độ nô lệ).
- Tiếp sau hình thức đó là hình thức nhà nước phong kiến do chế độ nông nô phát triển từ chế độ nô lệ, trong xã hội chia thành địa chủ là các chủ nô và các nông nô . Hình thức của quan hệ giữa người với người đã thay đổi, các lãnh chúa không được coi là có quyền sỡ hữu nông dân như sở hữu một đồ vật nữa mà chỉ có quyền chiếm đoạt kết quả lao động của nông dân và cưỡng bức nông dân phải làm tròn một số nghĩa vụ nào đó thôi. Trong thực tế, chế độ nông nô cũng chẳng khác gì chế độ nô lệ, nhất là ở nước Nga là nơi mà chế độ đó đã được duy trì lâu nhất và đã có những hình thức tàn bạo nhất.
- Từ cuối thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX nhiều cuộc cách mạng đã nổ ra trên toàn thế giới. Sự phát triển của thương mại, sự phát triển của trao đổi hàng hoá làm xuất hiện một giai cấp mới: giai cấp những nhà tư bản. Chế độ nông nô bị xoá bỏ trong tất cả các nước ở Tây Âu và ở nước Nga (muộn hơn vào năm 1861) đưa đến sự biến đổi làm cho hình thức xã hội này được thay thế bằng một hình thức xã hội khác. Cụ thể là nhà nước tư bản thay thế cho nhà nước phong kiến. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng chia ra thành hai nhóm người: những người làm chủ về tư liệu sản xuất –chiếm thiểu số rất nhỏ trong nhân dân, nhưng lại nắm quyền sử dụng toàn bộ lao động của nhóm còn lại chiếm đa số là những người vô sản- những công nhân làm thuê, trong quá trình sản xuất, chỉ có thể có được tư liệu sinh hoạt bằng cách bán sức lao động của mình.
- Nhưng nhà nước tư bản lại không thừa nhận nó là một nhà nước giai cấp mặc dù xã hội đó kiến lập trên chế độ tư hữu, trên quyền lực của tư bản, trên sự lệ thuộc hoàn toàn của tất cả các công nhân vô sản và quần chúng nông dân lao động. Trong tác phẩm của Ăng-ghen: "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" đã chỉ ra rằng "mọi nhà nước, dù dân chủ đến đâu chăng nữa (ví dụ ở Thụy sĩ hay ở Mỹ), nếu trong đó còn có quyền tư hữu về ruộng đất và về tư liệu sản xuất, trong đó tư bản còn thống trị, thì đều là một nhà nước tư bản chủ nghĩa, một bộ máy nằm trong tay bọn tư bản để khống chế giai cấp công nhân và nông dân nghèo mặc dù bề ngoài của nhà nước đó là tự do". Khi nhân loại đã đi tới chủ nghĩa tư bản, nhờ có nền văn hoá thành thị, đã làm cho giai cấp vô sản bị áp bức giác ngộ về địa vị của mình và tạo nên một phong trào công nhân thế giới, tổ chức hàng triệu công nhân trên toàn thế giới thành những chính đảng - đảng xã hội chủ nghĩa - lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng một cách tự giác. Nên trong xã hội đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là những người xã hội chủ nghĩa đấu tranh cho tự do của toàn thể nhân dân và một bên là nhà nước tư bản. Kết quả đưa đến việc thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô-viết và sau đó lan tràn ra khắp thế giới hình thành 1 hình thức nhà nước mới-nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, khi cách mạng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu trên toàn thế giới và khi cuộc đấu tranh chống tư bản toàn thế giới đã trở nên đặc biệt quyết liệt thì vấn đề Nhà nước đã có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có thể nói là đã trở thành vấn đề nóng hổi nhất, trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi cuộc tranh luận chính trị trong thời đại hiện nay.
3. Các hình thức nhà nước (mô hình tổ chức nhà nước).
Nhà nước là một bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy dùng để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp đối với tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác. Bộ máy đó mang nhiều hình thức khác nhau hay nói 1 cách khác nhà nước có nhiều hình thức khác nhau. Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tế, chỉ có ba mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước) đã được thiết kế và vận hành tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Đó là:
-Mô hình đại nghị: như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp gắn kết với nhau, quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng.
-Mô hình tổng thống: như kiểu của Mỹ, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp tách biệt với nhau, quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống.
-Mô hình hỗn hợp ( gọi là cộng hòa lưỡng tính): như kiểu của Pháp, với một chút Mỹ, một chút Anh, một chút tổng thống và một chút đại nghị, nơi cả tổng thống và thủ tướng đều có quyền hành pháp.
Mặc dù, ba mô hình nói trên đều được áp dụng với những biến thể nhất định phản ánh hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế và chính trị cụ thể của mỗi nước, những nguyên tắc cơ bản của mỗi mô hình đều phải được tuân thủ khi thiết kế hệ thống.
4. Mô hình tổ chức Nhà nước VN: Theo phân tích của 1 số chuyên gia pháp luật thì hiện nay Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta đã được thiết kế theo hướng pha trộn giữa các mô hình nêu trên. Ví dụ, việc Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội là sự áp dụng mô hình đại nghị. Và việc Chính phủ và Quốc hội được thiết kế tách biệt nhau, mỗi cơ quan đều hoạt động theo sự "phân công, phân nhiệm" riêng thì giống với mô hình tổng thống. Về cơ bản, Nhà nước ta đang được tổ chức theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị nhiều hơn cả. Do sự pha trộn như vậy đã ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống.Ví dụ: Theo mô hình đại nghị thì người đứng đầu đảng sẽ giữ chức thủ tướng, và thủ tướng là nhân vật chính trị trung tâm của hệ thống. Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội và có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người đứng đầu Đảng không nắm giữ chức danh thủ tướng. Ngoài ra trong lúc, nhà nước ta đang được thiết kế cơ bản là theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị, thì sự thiếu gắn kết giữa lập pháp và hành pháp đang là một vấn đề. Chính điều này đã được chứng minh bằng căn bệnh “trầm kha” là rất nhiều đạo luật được Quốc hội thông qua nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì chưa có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn. Lấy ví dụ Luật đất đai năm 2003 để đi được vào cuộc sống đã phải cần hơn 10 Nghị định hướng dẫn. Còn nhiều luật được Quốc hội ban hành nhưng bị "treo" vô tận vì Chính phủ chậm ra Nghị định hướng dẫn. Và khi Nghị định ra còn phải chờ Thông tư của các Bộ chuyên ngành hướng dẫn chi tiết…Còn nếu coi sự phân lập giữa Quốc hội và Chính phủ là cần thiết vì sẽ giúp chế ước lẫn nhau và chống được lạm quyền thì cái mà VN cần chọn là mô hình tổng thống, chứ không phải mô hình đại nghị. Trong trường hợp này, nước ta sẽ phải có một tổng thống nắm quyền hành pháp và được toàn dân bầu ra."Sự lệch pha" này rõ ràng phản ánh hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta và rõ ràng cũng ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn hệ thống. Chính vì vậy hiện nay VN cũng đang đi tìm câu trả lời mô hình chính thể nào đang được lựa chọn phù hợp với VN.
- Về vai trò của Đảng cộng sản VN: Thực tế đã chứng minh trong mô hình nhà nước hiện đại nào mà đảng chẳng có vai trò lãnh đạo, đặc biệt là đảng có đa số trong quốc hội. Vấn đề chỉ là tổ chức sự lãnh đạo đó như thế nào. Cũng theo các phân tích của các chuyên gia pháp lý thì áp dụng mô hình đại nghị vào đất nước ta, thì tất cả ban lãnh đạo của Đảng sẽ phải nằm trong quốc hội (ngoại trừ một vài chức danh đảm nhiệm công tác đảng vụ). Ban chấp hành Trung ương sẽ là bộ phận nòng cốt của Đảng đoàn Quốc hội. Bộ Chính trị sẽ là nội các, đồng thời là ban lãnh đạo của Đảng đoàn Quốc hội. Nếu theo cách làm này, Đảng và Nhà nước (cả quốc hội lẫn chính phủ) gắn kết hữu cơ với nhau, quy trình hoạch định đường lối chính sách chỉ là một cho cả đảng và cả nhà nước. Mà như vậy thì không thể xảy ra chuyện chồng chéo chức năng và xung đột chính kiến. Do đó nếu thiết kế lại cho đúng những nguyên tắc cơ bản của mô hình đại nghi, sự “quy về một mối” mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề đất nước. Ta sẽ được một mô hình hết sức thống nhất và minh bạch, với rất nhiều điểm mạnh. Lúc đó vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ lãnh đạo một cách trực tiếp nhất vì Đảng đã hoá thân vào Nhà nước. So với mô hình đứng bên ngoài nhà nước, rủi ro chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên với mô hình đại nghị, Quốc hội sẽ rất khó giám sát Chính phủ. Nên những đại biểu ngoài Đảng sẽ có vai trò rất quan trọng ở đây. Một tỷ lệ nhất định những người ngoài đảng, độc lập, có trình độ, có tâm với đất nước làm chức năng giám sát bên cạnh chức năng đại diện và phản ánh những tiếng nói đa dạng của cử tri là rất cần thiết. Ví dụ vừa rồi mình được bầu là thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Quận Hai Bà Trưng khóa XIII (nhiệm kỳ 2008-2013) với tư cách là người ngoài đảng và đại diện cho giới trí thức. Tuy nhiên vẫn còn phải giải quyết nhiều vấn đề nữa để cơ chế dễ vận hành ví dụ như xác định tỷ lệ những người ngoài đảng là bao nhiêu là tối ưu.
Vấn đề thứ nhất: Bản chất và lịch sử hình thành nhà nước của xã hội loài người.
Trước hết cần phải nói rõ một nguyên tắc là có rất nhiều học thuyết, lý luận chính trị, triết học khác nhau về bản chất của Nhà nước. Với những gì mình được học thì bản chất và lịch sử hình thành của Nhà nước được tóm tắt cơ bản như sau:
1. Bản chất nhà nước:
Điều cần phải chú ý trước tiên là Nhà nước không phải bao giờ cũng có. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và lúc nào đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành giai cấp (tức là một bên là giai cấp bóc lột-thường là thiểu số và một bên là giai cấp bị bóc lột-chiếm đa số). Vì thiểu số không thể bắt buộc được đại bộ phận của xã hội làm việc thường xuyên cho mình nếu không có một bộ máy cưỡng bức thường trực. Do đó giai cấp bóc lột cần có bộ máy đặc biệt để dùng bạo lực một cách có hệ thống nhằm bắt buộc giai cấp bị bóc lột phải phục tùng.Chính bộ máy đó người ta gọi là Nhà nước. Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác. Hay theo cách nói của Lê Nin thì “ có một hạng người đặc biệt tự tách ra để thống trị người khác và sử dụng một cách có hệ thống, thường xuyên, nhằm mục đích thống trị, cái bộ máy cưỡng bách, cái bộ máy bạo lực mà hiện nay thể hiện là quân đội vũ trang, những nhà tù và những phương tiện khác để bắt buộc, bằng bạo lực, người khác phải phục tùng, - tức là những cái cấu thành bản chất của Nhà nước. Nhà nước rút cục lại chính là cái bộ máy cai trị đã tự tách ra từ xã hội loài người”.
Đã có một thời kỳ chưa có nhà nước. Đó là trong xã hội nguyên thủy cách thời đại văn minh hiện nay của chúng ta hàng mấy nghìn năm, khi con người sống trong trình độ phát triển thấp nhất, trong một tình trạng man rợ ( còn gọi thời kỳ này là Chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ) lúc đó xã hội chưa phân chia giai cấp. Hồi ấy không có Nhà nước (hay nói cách khác chúng ta chưa tìm thấy dấu vết sự tồn tại của Nhà nước) và cũng không có pháp luật. Trong thời kỳ không có Nhà nước, các quan hệ xã hội, bản thân xã hội, kỷ luật, tổ chức lao động đều duy trì được nhờ có sức mạnh của phong tục và tập quán, con người tuân theo quyền hành của các bô lão trong thị tộc được tạo ra bởi sự uy tín, lòng tôn trọng của mọi người đối với các bô lão trong thị tộc. Trong xã hội đó đã xuất hiện các quy tắc xã hội bao gồm tập quán, tín điều, tôn giáo.Tập quán này được mọi người thi hành một cách tự nguyện theo thói quen không cần cưỡng chế của nhà nước.Trong xã hội nguyên thủy quyền hành ấy đã có lúc tập trung ở trong tay phụ nữ . Địa vị của phụ nữ hồi đó không những chỉ ngang với địa vị của nam giới mà thường khi còn cao hơn nữa chính vì thế trước chế độ phụ hệ (theo cha) là chế độ mẫu hệ (theo mẹ)
- Bản chất Nhà nước VN: Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy đinh: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.Năm 2001 Điều này được sửa đổi như sau: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp."
Vì Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất đó thể hiện trước hết là ở chỗ Nhà nước là một bộ máy cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp. Bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN là chuyên chính vô sản, bảo vệ giai cấp công nhân, nhân dân lao động chiếm đại đa số trong xã hội. Tuy nhiên chúng ta mới đang chỉ ở giai đoạn đầu đi lên XHCN đó là giai đoạn quá độ đi lên XHCN và bỏ qua giai đoạn TBCN nên nhiều người đã lầm tưởng bản chất Nhà nước với sự biểu hiện của nó ra thế giới hiện thực khách quan bên ngoài.
Tóm lại: Nhà nước- một bộ máy cưỡng bức đặc biệt, chỉ xuất hiện ở nơi nào và khi nào mà xã hội đã chia thành giai cấp. Sự phân chia xã hội thành giai cấp như nêu trên trong quá trình lịch sử là sự kiện căn bản. Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị, mà người ta gọi là những người đại diện của nhà nước. Bộ máy đó, nhóm người cai trị những người khác đó, bao giờ cũng nằm trong tay một bộ máy cưỡng bức nhất định, một cơ quan thực lực, dù cho bạo lực ấy được thi hành bằng một cái gậy nguyên thuỷ, hoặc như trong thời đại nô lệ, bằng những vũ khí cải tiến hơn, hoặc bằng các súng ống xuất hiện trong thời trung cổ, hoặc sau cùng, bằng các vũ khí hiện đại mà trong thế kỷ XX đã biến thành kỳ quan thực sự và dựa hoàn toàn vào những thành tựu mới nhất của kỹ thuật hiện đại.
Việc một thiểu số nhỏ thống trị tuyệt đại đa số thì không thể không dùng đến cưỡng bức. Chính vì thế mới có câu nói nổi tiếng “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh”. Toàn bộ lịch sử đều đầy dẫy những mưu toan không ngừng của các giai cấp bị áp bức nhằm lật đổ ách áp bức. Trong lịch sử chế độ nô lệ đã có những cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm nhằm tự giải phóng khỏi ách nô lệ. Xpác-ta-cút, gần hai nghìn năm về trước, là một trong những vị anh hùng lỗi lạc nhất của một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nô lệ. Đó là minh chứng trong nhiều năm ròng dù đế quốc La-mã hoàn toàn kiến lập trên chế độ nô lệ và tưởng chừng như hùng cường nhất, đã bị rung động và lay chuyển bởi một cuộc khởi nghĩa to lớn của những người nô lệ, họ đã tự võ trang và tập hợp thành một đạo quân rất lớn dưới sự chỉ huy của Xpác-ta-cút. Toàn bộ thời đại nông nô cũng đầy dẫy những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Trong thời trung cổ cuộc đấu tranh giữa giai cấp phong kiến và giai cấp nông dân đã có những quy mô rộng lớn và biến thành một cuộc nội chiến thực sự. Lịch sử đã ghi chép lại những cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến ở Đức và ở Nga. Các cuộc nội chiến ấy đã liên tiếp diễn ra trong suốt lịch sử của xã hội có giai cấp. Đương nhiên là do thiếu tổ chức khoa học nên tất cả các cuộc khởi nghĩa đều bị dìm trong biển máu. Do đó có thể nói rằng lịch sử phát triển Nhà nước gắn liền với lịch sử đấu tranh đẫm máu giữa giai cấp bị thống trị chống lại giai cấp thống trị.
2. Lịch sử hình thành Nhà nước.
-Hình thức đầu tiên của sự phân chia thành giai cấp là khi xã hội chia thành hai nhóm người: chủ nô và nô lệ - đó là sự phân chia lớn đầu tiên về giai cấp.Thời kỳ đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ vì giai cấp chủ nô sở hữu cả con người (nô lệ). Cách đây hai nghìn năm chế độ nô lệ thống trị hoàn toàn ở Châu Âu cũng như tuyệt đại đa số các dân tộc trên các lục địa khác cũng đều như vậy. Hiện nay, dấu vết của chế độ nô lệ vẫn còn ở các dân tộc chậm phát triển nhất (như ở Châu Phi hiện nay cũng vẫn còn các thiết chế thuộc về chế độ nô lệ).
- Tiếp sau hình thức đó là hình thức nhà nước phong kiến do chế độ nông nô phát triển từ chế độ nô lệ, trong xã hội chia thành địa chủ là các chủ nô và các nông nô . Hình thức của quan hệ giữa người với người đã thay đổi, các lãnh chúa không được coi là có quyền sỡ hữu nông dân như sở hữu một đồ vật nữa mà chỉ có quyền chiếm đoạt kết quả lao động của nông dân và cưỡng bức nông dân phải làm tròn một số nghĩa vụ nào đó thôi. Trong thực tế, chế độ nông nô cũng chẳng khác gì chế độ nô lệ, nhất là ở nước Nga là nơi mà chế độ đó đã được duy trì lâu nhất và đã có những hình thức tàn bạo nhất.
- Từ cuối thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX nhiều cuộc cách mạng đã nổ ra trên toàn thế giới. Sự phát triển của thương mại, sự phát triển của trao đổi hàng hoá làm xuất hiện một giai cấp mới: giai cấp những nhà tư bản. Chế độ nông nô bị xoá bỏ trong tất cả các nước ở Tây Âu và ở nước Nga (muộn hơn vào năm 1861) đưa đến sự biến đổi làm cho hình thức xã hội này được thay thế bằng một hình thức xã hội khác. Cụ thể là nhà nước tư bản thay thế cho nhà nước phong kiến. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng chia ra thành hai nhóm người: những người làm chủ về tư liệu sản xuất –chiếm thiểu số rất nhỏ trong nhân dân, nhưng lại nắm quyền sử dụng toàn bộ lao động của nhóm còn lại chiếm đa số là những người vô sản- những công nhân làm thuê, trong quá trình sản xuất, chỉ có thể có được tư liệu sinh hoạt bằng cách bán sức lao động của mình.
- Nhưng nhà nước tư bản lại không thừa nhận nó là một nhà nước giai cấp mặc dù xã hội đó kiến lập trên chế độ tư hữu, trên quyền lực của tư bản, trên sự lệ thuộc hoàn toàn của tất cả các công nhân vô sản và quần chúng nông dân lao động. Trong tác phẩm của Ăng-ghen: "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" đã chỉ ra rằng "mọi nhà nước, dù dân chủ đến đâu chăng nữa (ví dụ ở Thụy sĩ hay ở Mỹ), nếu trong đó còn có quyền tư hữu về ruộng đất và về tư liệu sản xuất, trong đó tư bản còn thống trị, thì đều là một nhà nước tư bản chủ nghĩa, một bộ máy nằm trong tay bọn tư bản để khống chế giai cấp công nhân và nông dân nghèo mặc dù bề ngoài của nhà nước đó là tự do". Khi nhân loại đã đi tới chủ nghĩa tư bản, nhờ có nền văn hoá thành thị, đã làm cho giai cấp vô sản bị áp bức giác ngộ về địa vị của mình và tạo nên một phong trào công nhân thế giới, tổ chức hàng triệu công nhân trên toàn thế giới thành những chính đảng - đảng xã hội chủ nghĩa - lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng một cách tự giác. Nên trong xã hội đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là những người xã hội chủ nghĩa đấu tranh cho tự do của toàn thể nhân dân và một bên là nhà nước tư bản. Kết quả đưa đến việc thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô-viết và sau đó lan tràn ra khắp thế giới hình thành 1 hình thức nhà nước mới-nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, khi cách mạng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu trên toàn thế giới và khi cuộc đấu tranh chống tư bản toàn thế giới đã trở nên đặc biệt quyết liệt thì vấn đề Nhà nước đã có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có thể nói là đã trở thành vấn đề nóng hổi nhất, trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị và mọi cuộc tranh luận chính trị trong thời đại hiện nay.
3. Các hình thức nhà nước (mô hình tổ chức nhà nước).
Nhà nước là một bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy dùng để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp đối với tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác. Bộ máy đó mang nhiều hình thức khác nhau hay nói 1 cách khác nhà nước có nhiều hình thức khác nhau. Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tế, chỉ có ba mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước) đã được thiết kế và vận hành tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Đó là:
-Mô hình đại nghị: như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp gắn kết với nhau, quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng.
-Mô hình tổng thống: như kiểu của Mỹ, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp tách biệt với nhau, quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống.
-Mô hình hỗn hợp ( gọi là cộng hòa lưỡng tính): như kiểu của Pháp, với một chút Mỹ, một chút Anh, một chút tổng thống và một chút đại nghị, nơi cả tổng thống và thủ tướng đều có quyền hành pháp.
Mặc dù, ba mô hình nói trên đều được áp dụng với những biến thể nhất định phản ánh hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế và chính trị cụ thể của mỗi nước, những nguyên tắc cơ bản của mỗi mô hình đều phải được tuân thủ khi thiết kế hệ thống.
4. Mô hình tổ chức Nhà nước VN: Theo phân tích của 1 số chuyên gia pháp luật thì hiện nay Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta đã được thiết kế theo hướng pha trộn giữa các mô hình nêu trên. Ví dụ, việc Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội là sự áp dụng mô hình đại nghị. Và việc Chính phủ và Quốc hội được thiết kế tách biệt nhau, mỗi cơ quan đều hoạt động theo sự "phân công, phân nhiệm" riêng thì giống với mô hình tổng thống. Về cơ bản, Nhà nước ta đang được tổ chức theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị nhiều hơn cả. Do sự pha trộn như vậy đã ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ thống.Ví dụ: Theo mô hình đại nghị thì người đứng đầu đảng sẽ giữ chức thủ tướng, và thủ tướng là nhân vật chính trị trung tâm của hệ thống. Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội và có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người đứng đầu Đảng không nắm giữ chức danh thủ tướng. Ngoài ra trong lúc, nhà nước ta đang được thiết kế cơ bản là theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị, thì sự thiếu gắn kết giữa lập pháp và hành pháp đang là một vấn đề. Chính điều này đã được chứng minh bằng căn bệnh “trầm kha” là rất nhiều đạo luật được Quốc hội thông qua nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì chưa có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn. Lấy ví dụ Luật đất đai năm 2003 để đi được vào cuộc sống đã phải cần hơn 10 Nghị định hướng dẫn. Còn nhiều luật được Quốc hội ban hành nhưng bị "treo" vô tận vì Chính phủ chậm ra Nghị định hướng dẫn. Và khi Nghị định ra còn phải chờ Thông tư của các Bộ chuyên ngành hướng dẫn chi tiết…Còn nếu coi sự phân lập giữa Quốc hội và Chính phủ là cần thiết vì sẽ giúp chế ước lẫn nhau và chống được lạm quyền thì cái mà VN cần chọn là mô hình tổng thống, chứ không phải mô hình đại nghị. Trong trường hợp này, nước ta sẽ phải có một tổng thống nắm quyền hành pháp và được toàn dân bầu ra."Sự lệch pha" này rõ ràng phản ánh hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta và rõ ràng cũng ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn hệ thống. Chính vì vậy hiện nay VN cũng đang đi tìm câu trả lời mô hình chính thể nào đang được lựa chọn phù hợp với VN.
- Về vai trò của Đảng cộng sản VN: Thực tế đã chứng minh trong mô hình nhà nước hiện đại nào mà đảng chẳng có vai trò lãnh đạo, đặc biệt là đảng có đa số trong quốc hội. Vấn đề chỉ là tổ chức sự lãnh đạo đó như thế nào. Cũng theo các phân tích của các chuyên gia pháp lý thì áp dụng mô hình đại nghị vào đất nước ta, thì tất cả ban lãnh đạo của Đảng sẽ phải nằm trong quốc hội (ngoại trừ một vài chức danh đảm nhiệm công tác đảng vụ). Ban chấp hành Trung ương sẽ là bộ phận nòng cốt của Đảng đoàn Quốc hội. Bộ Chính trị sẽ là nội các, đồng thời là ban lãnh đạo của Đảng đoàn Quốc hội. Nếu theo cách làm này, Đảng và Nhà nước (cả quốc hội lẫn chính phủ) gắn kết hữu cơ với nhau, quy trình hoạch định đường lối chính sách chỉ là một cho cả đảng và cả nhà nước. Mà như vậy thì không thể xảy ra chuyện chồng chéo chức năng và xung đột chính kiến. Do đó nếu thiết kế lại cho đúng những nguyên tắc cơ bản của mô hình đại nghi, sự “quy về một mối” mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề đất nước. Ta sẽ được một mô hình hết sức thống nhất và minh bạch, với rất nhiều điểm mạnh. Lúc đó vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ lãnh đạo một cách trực tiếp nhất vì Đảng đã hoá thân vào Nhà nước. So với mô hình đứng bên ngoài nhà nước, rủi ro chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên với mô hình đại nghị, Quốc hội sẽ rất khó giám sát Chính phủ. Nên những đại biểu ngoài Đảng sẽ có vai trò rất quan trọng ở đây. Một tỷ lệ nhất định những người ngoài đảng, độc lập, có trình độ, có tâm với đất nước làm chức năng giám sát bên cạnh chức năng đại diện và phản ánh những tiếng nói đa dạng của cử tri là rất cần thiết. Ví dụ vừa rồi mình được bầu là thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Quận Hai Bà Trưng khóa XIII (nhiệm kỳ 2008-2013) với tư cách là người ngoài đảng và đại diện cho giới trí thức. Tuy nhiên vẫn còn phải giải quyết nhiều vấn đề nữa để cơ chế dễ vận hành ví dụ như xác định tỷ lệ những người ngoài đảng là bao nhiêu là tối ưu.
Kết luận: Một vài suy nghĩ của mình: Nếu theo học thuyết về nhà nước như trình bày ở trên, mình hiểu là: Dù chính thể nào đi nữa một khi còn tồn tại quyền tư hữu về tư liệu sản xuất thì nhà nước vẫn tồn tại . Chỉ khi nào không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất khi ấy sẽ không cần đến nhà nước nữa. Tức là khi xã hội loài người phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa cộng sản, nơi con người sống theo nguyên tắc “làm việc theo năng lực và hưởng thụ theo nhu cầu” (còn hiện nay con người sống theo nguyên tắc “làm việc theo năng lực và hưởng thụ theo lao động”) thì Nhà nước sẽ tự tiêu vong.
Vấn đề thứ hai: Hiến pháp là gì.
1. Định nghĩa: Thuật ngữ "hiến pháp" xuất phát từ chữ Hán 宪法. Trong các ngôn ngữ Tây phương, chữ "hiến pháp" (constitution) xuất phát từ tiếng Latin, đề cập đến việc ban hành bất kỳ luật quan trọng. Thuật ngữ "hiến pháp" đề cập đến tập hợp các quy tắc và nguyên tắc quy định bản chất và phạm vi của chính quyền. Hầu hết các hiến pháp để điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan của nhà nước, quan hệ giữa ba bộ phận hành pháp, lập pháp và tư pháp ở mức độ cơ bản và mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc ba bộ phận đó.
2. Sự phân loại: Hiến pháp được phân thành 2 loại cơ bản dựa vào tiêu chí hiến pháp đã được điều lệ hóa hay không. Một hiến pháp đã được điều lệ hóa là một văn kiện riêng rẽ và là nguồn gốc của luật hiến pháp trong một quốc gia. Còn hiến pháp không được điều lệ hóa là hiến pháp không được chứa đựng trong một văn kiện riêng rẽ và bao gồm nhiều nguồn gốc khác nhau có thể là thành văn hay bất thành văn. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có một hiến pháp được điều lệ hóa trừ ba quốc gia Israel, New Zealand và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (tính đến tháng 10 năm 2006). Hiến pháp được điều lệ hóa thường là sản phẩm của sự thay đổi chính trị lớn như một cuộc cách mạng. Chẳng hạn như hiến pháp của Hoa Kỳ được viết ra và được thông qua không quá 25 năm sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Tiến trình một quốc gia thông qua hiến pháp có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh chính trị và lịch sử dẫn đến các thay đổi căn bản. Hiến pháp Ấn Độ được cho là hiến pháp được điều lệ hóa dài nhất trên thế giới. Lợi ích rõ ràng nhất của hiến pháp được điều lệ hóa là có các điều mạch lạc và dễ hiểu. Hiến pháp được điều lệ hóa ít nhất thì cũng dễ đọc và là một văn kiện riêng lẽ. Mặc dầu nó tương đối rõ ràng nhưng hiến pháp được điều lệ hóa vẫn để lại một phạm vi giải thích rộng lớn cho tòa án hiến pháp. Ở những quốc gia sử dụng hiến pháp không được điều lệ hóa, không có sự khác biệt giữa (luật) hiến pháp và các đạo luật (như luật áp dụng cho các khu vực cai quản) trong thuật ngữ pháp lý. Cả hai có thể bị thay thế hoặc loại bỏ bởi đa số trong nghị viện. Hiến pháp thường được bảo vệ ở mỗi quốc gia bằng một luật nhất định nào đó với các tên gọi khác nhau như "tòa án tối cao", "tòa án hiến pháp" hay "tòa bảo hiến". Tòa án này phân xử sự tương thích của các điều khoản pháp luật với các nguyên tắc của hiến pháp. Đặc biệt quan trọng là trách nhiệm của tòa này là bảo vệ các quyền và tự do do hiến pháp quy định. Sự vi phạm hiến pháp, hay vi hiến, là một hành động hay hành động luật trái với hiến pháp.
3. Hiến pháp VN: Từ khi thành lập nước VN có 4 bản Hiến pháp được ban hành vào các thời kỳ như: Thời kỳ Việt nam dân chủ cộng hòa ban hành các Hiến pháp vào các năm 1946, 1959. Thời kỳ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN ban hành Hiến pháp vào năm 1980, 1992 sua doi nam 2001. Hiện nay VN chưa có Tòa án hiến pháp nên cũng có trường hợp 1 số quy định trong các đạo luật trái với hiến pháp.
Vài lời kết luận: Hiến pháp ban hành năm 1992 vẫn là đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật VN nên chúng ta phải tuân theo cho đến khi Hiến pháp được sửa đổi cho dù có quy định nào đó không hoàn toàn phù hợp với xã hội công dân hiện tại. Hiện nay ở VN mọi công dân đang “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Do đó mọi hành vi trái luật đều không được chấp nhận. Chỉ khi nào nhà nước mất đi, pháp luật không còn nữa thì chúng ta mới không phải tìm hiểu pháp luật để điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân theo nguyên tắc “công dân được làm những gì mà luật không cấm, còn công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà luật quy định”.
1. Định nghĩa: Thuật ngữ "hiến pháp" xuất phát từ chữ Hán 宪法. Trong các ngôn ngữ Tây phương, chữ "hiến pháp" (constitution) xuất phát từ tiếng Latin, đề cập đến việc ban hành bất kỳ luật quan trọng. Thuật ngữ "hiến pháp" đề cập đến tập hợp các quy tắc và nguyên tắc quy định bản chất và phạm vi của chính quyền. Hầu hết các hiến pháp để điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan của nhà nước, quan hệ giữa ba bộ phận hành pháp, lập pháp và tư pháp ở mức độ cơ bản và mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc ba bộ phận đó.
2. Sự phân loại: Hiến pháp được phân thành 2 loại cơ bản dựa vào tiêu chí hiến pháp đã được điều lệ hóa hay không. Một hiến pháp đã được điều lệ hóa là một văn kiện riêng rẽ và là nguồn gốc của luật hiến pháp trong một quốc gia. Còn hiến pháp không được điều lệ hóa là hiến pháp không được chứa đựng trong một văn kiện riêng rẽ và bao gồm nhiều nguồn gốc khác nhau có thể là thành văn hay bất thành văn. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có một hiến pháp được điều lệ hóa trừ ba quốc gia Israel, New Zealand và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (tính đến tháng 10 năm 2006). Hiến pháp được điều lệ hóa thường là sản phẩm của sự thay đổi chính trị lớn như một cuộc cách mạng. Chẳng hạn như hiến pháp của Hoa Kỳ được viết ra và được thông qua không quá 25 năm sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Tiến trình một quốc gia thông qua hiến pháp có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh chính trị và lịch sử dẫn đến các thay đổi căn bản. Hiến pháp Ấn Độ được cho là hiến pháp được điều lệ hóa dài nhất trên thế giới. Lợi ích rõ ràng nhất của hiến pháp được điều lệ hóa là có các điều mạch lạc và dễ hiểu. Hiến pháp được điều lệ hóa ít nhất thì cũng dễ đọc và là một văn kiện riêng lẽ. Mặc dầu nó tương đối rõ ràng nhưng hiến pháp được điều lệ hóa vẫn để lại một phạm vi giải thích rộng lớn cho tòa án hiến pháp. Ở những quốc gia sử dụng hiến pháp không được điều lệ hóa, không có sự khác biệt giữa (luật) hiến pháp và các đạo luật (như luật áp dụng cho các khu vực cai quản) trong thuật ngữ pháp lý. Cả hai có thể bị thay thế hoặc loại bỏ bởi đa số trong nghị viện. Hiến pháp thường được bảo vệ ở mỗi quốc gia bằng một luật nhất định nào đó với các tên gọi khác nhau như "tòa án tối cao", "tòa án hiến pháp" hay "tòa bảo hiến". Tòa án này phân xử sự tương thích của các điều khoản pháp luật với các nguyên tắc của hiến pháp. Đặc biệt quan trọng là trách nhiệm của tòa này là bảo vệ các quyền và tự do do hiến pháp quy định. Sự vi phạm hiến pháp, hay vi hiến, là một hành động hay hành động luật trái với hiến pháp.
3. Hiến pháp VN: Từ khi thành lập nước VN có 4 bản Hiến pháp được ban hành vào các thời kỳ như: Thời kỳ Việt nam dân chủ cộng hòa ban hành các Hiến pháp vào các năm 1946, 1959. Thời kỳ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN ban hành Hiến pháp vào năm 1980, 1992 sua doi nam 2001. Hiện nay VN chưa có Tòa án hiến pháp nên cũng có trường hợp 1 số quy định trong các đạo luật trái với hiến pháp.
Vài lời kết luận: Hiến pháp ban hành năm 1992 vẫn là đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật VN nên chúng ta phải tuân theo cho đến khi Hiến pháp được sửa đổi cho dù có quy định nào đó không hoàn toàn phù hợp với xã hội công dân hiện tại. Hiện nay ở VN mọi công dân đang “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Do đó mọi hành vi trái luật đều không được chấp nhận. Chỉ khi nào nhà nước mất đi, pháp luật không còn nữa thì chúng ta mới không phải tìm hiểu pháp luật để điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân theo nguyên tắc “công dân được làm những gì mà luật không cấm, còn công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà luật quy định”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét