Luật luật sư –đạo luật đầu tiên về giới luật sư ra đời từ năm 2006 qua 6 năm thi hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập cần nhanh chóng sửa đổi bổ sung để tạo điều kiện cho giới luật sư vốn đang gặp nhiều khó khăn trong hành nghề có cơ hội phát triển ổn định.
Ngày 30/8/2012 vừa qua Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị gồm nhiều cơ quan tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Mục đích của hội thảo lấy ý kiến cho báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật để gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu quốc hội sau khi Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 3.
Theo giấy mời tham gia hội nghị thì chỉ có 3 tổ chức hành nghề luật sư được mời tham dự đóng góp ý kiến trong đó có Công ty luật Hoàng Long. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng từ năm 1995 đến nay luật sư Phan Thị Hương Thủy giám đốc Công ty luật Hoàng Long đã đề nghị phải sửa đổi cơ bản Luật luật sư cho phù hợp với thực tế thì mới tạo điều kiện thực sự cho giới luật sư phát triển đảm bảo chất lượng như yêu cầu đặt ra trong Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg năm 2011 của Chính phủ.
Trong khuôn khổ hội nghị, luật sư Phan Thị Hương Thủy tập trung đóng góp ý kiến cho các điều 9, 14, 21 và 27 của Luật hiện có nhiều vướng mắc và bất cập cần phải sửa đổi,bổ sung cơ bản và chỉnh lý toàn diện :
Đối với các hành vi nghiêm cấm các cơ quan tố chức cá nhân cản trở hoạt động hành nghề của luật sư quy định tại khoản 2 điều 9 thì cần quy định từng hành vi cụ thể chứ không quy định chung chung như dự thảo vì trong Luật hiện hành vẫn có quy định này nhưng trên thực tế không ít luật sư vẫn bị cản trở, gây khó khăn trong khi hành nghề.
- Tại Điều 21 quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư: vẫn còn quy định chung chung ví dụ điểm a khoản 1 quy định: “ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề của luật sư theo quy định của luật này và quy định của pháp luật có liên quan” nhưng Luật lại không quy định cách xử lý trong trường hợp có xung đột pháp luật giữa Luật luật sư với các luật chuyên ngành khác như Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính.
Trước tình trạng càng ngày càng có nhiều luật sư rời lĩnh vực tranh tụng để chuyển sang hoạt động tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý , nhằm tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng cần quy định cụ thể các loại chế tài đối với các hành vi cản trở, gây khó khăn cho luật sư khi hành nghề vì việc quy định chung chung như Luật hiện hành là nguyên nhân làm cho luật không đi vào cuộc sống.
Ngoài ra trên thực tế vài năm trở lại đây đã có hiện tượng luật sư bị hành hung, đe dọa, trả thù thậm chí bị xâm phạm đến tính mạng trong khi hành nghề. Nên cần bổ sung quy định luật sư được bảo đảm bằng pháp luật về an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự trong hoạt động tham gia tố tụng.
Về điều 27: Để khắc phục tình trạng luật sư vẫn còn gặp khó khăn, cản trở trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự nhất là trong giai đoạn điều tra.Thời gian cấp giấy chứng nhận là 3 ngày làm việc như dự thảo vẫn là dài mà phải quy định cấp ngay tối đa là 3 ngày thì mới đảm bảo cho những người bị tạm giữ tạm giam trong các vụ án hình sự nhanh chóng nhận được sự trợ giúp pháp lý của luật sư giúp các quyền của họ được bảo đảm.
Về đối tượng mời luật sư thì cần mở rộng theo hướng là bất cứ người nào như dự thảo tuy nhiên với quy định vẫn phải cần người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo chấp nhận…thì chưa ổn vì hiện nay chưa có cơ chế đảm bảo những trường hợp từ chối luật sư là tự nguyện.
Về quy định tại khoản 5 điều này: “Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho kiện cho luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật sư, không được cản trở hoạt động hành nghề của luật sư”. Quy định này giống như khoản 2 điều 9 vẫn là quy định chung chung không hiệu quả, cần quy định cụ thể về các hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư và cần phải có chế tài tương ứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét