Số lần ghé thăm

15/9/12

Đối thoại trong tố tụng hành chính

Ngày 7/9/2012, 161 người khởi kiện yêu cầu hủy các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Mỹ Đức đã làm thủ tục ủy quyền cho luật sư Phan Thị Hương Thủy và ông Đinh Văn Chính -tổ trưởng tổ công tác tham gia buổi đối thoại với người bị kiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trong các vụ án phi hình sự việc tạo điều kiện cho các bên đương sự ngồi lại với nhau để tìm biện pháp giải quyết các tranh chấp xung đột  quyền lợi, chỉ có điều việc sử dụng thuật ngữ trong các văn bản luật thì khác nhau ví dụ trong Bộ luật tố tụng dân sự sử dụng thuật ngữ "hòa giải" còn Luật tố tụng hành chính thì là "đối thoại" nhưng bản chất thì như nhau. Điều 12 Luật tố tụng hành chính quy định:  "Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án". Tuy nhiên theo Luật tố tụng hành chính hiện hành thì chưa có cơ chế để đảm bảo việc thực thi các kết quả đạt được thông qua đối thoại trong khi Bộ luật tố tụng dân sự quy định cơ chế đảm bảo thực thi các kết quả đạt được thông qua hòa giải như sau: Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì tòa án lập Biên bản hòa giải thành (khoản 2 điều 186). Tòa án sẽ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành (điều 187) . Điều 188 quy định Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Căn cứ điều 2 Luật thi hành án dân sự thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sẽ được thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét